Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2010

Thành phố Hà Nội-Vientiane-Paris hòa điệu văn hóa

Thành phố Hà Nội-Vientiane-Paris hòa điệu văn hóa

01/08/2010 | 08:39:00
EMAIL PRINT Bookmark and Share SHARE CỠ CHỮ A A A
Lễ thả hoa đăng và cầu truyền hình quốc tế "Hà Nội-Vientiane-Paris/UNESCO: Hòa điệu văn hóa, khát vọng hòa bình" đã được tổ chức tối 31/7, tại ba điểm cầu Hà Nội, Vientiane, Paris nhằm truyền tải tình cảm của nhân dân Việt Nam ở trong nước và kiều bào ở nước ngoài cùng bạn bè thế giới hướng về Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan khẳng định, cầu truyền hình là dịp để kiều bào ở nước ngoài và bạn bè thế giới hiểu thêm về một đất nước Việt Nam năng động và hội nhập, một dân tộc Việt Nam với truyền thống văn hiến lâu đời và tinh thần yêu chuộng hòa bình, nguyện tiếp tục phấn đấu cho nền hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới.

Phó Chủ tịch nước cũng mong muốn kiều bào ở nước ngoài tiếp tục hướng về quê hương Việt Nam để cùng chung sức, chung lòng vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Các phóng sự về tình cảm hữu nghị thân thiết giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với lãnh đạo và nhân dân Lào; các cuộc trò chuyện về truyền thống lâu đời của văn hóa Việt Nam; những ghi nhận của UNESCO về các danh nhân văn hóa, di sản văn hóa Việt Nam... được truyền tải trong chương trình chính là thông điệp về những nét tương đồng văn hoá, hòa điệu văn hóa và khát vọng hòa bình giữa 3 thành phố Hà Nội, Vientiane và Paris.

Khán giả cũng đã được thưởng thức nhiều tiết mục ca múa nhạc đặc sắc như phần trình bày 3 ca khúc nổi tiếng về Hà Nội tại ba điểm cầu gồm “Hà Nội niềm tin và hy vọng” trình diễn tại đầu cầu Vientiane, “Người Hà Nội” tại đầu cầu Paris và “Một thoáng Hồ Tây” tại đầu cầu Hà Nội, “Mời trầu”của đoàn quan họ tỉnh Bắc Ninh.

Chương trình do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thực hiện trực tiếp trên các kênh sóng của Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC và tiếp sóng trên kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam cùng các Đài Phát thanh-Truyền hình địa phương./.

Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)
ĐÁNH GIÁ

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - di sản văn hóa thế giới

Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - di sản văn hóa thế giới
8:00 AM, 01/08/2010
(Chinhphu.vn) - Ủy ban di sản thế giới vừa thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới.

Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài.

Nghị quyết này được Ủy ban thông qua trong kỳ họp thứ 34 tại Brasilia (Brasil) vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam.

Đây là món quà vô giá, sự kiện hết sức có ý nghĩa đối với nhân dân Việt Nam và Thủ đô Hà Nội trước thềm Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Tham dự kỳ họp lần thứ 34 Ủy ban di sản thế giới, Đoàn đại biểu Việt Nam có Bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng vụ văn hóa đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao, Ông Văn Nghĩa Dũng - Đại sứ trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO…

Những giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản được ghi nhận bởi 3 đặc điểm nổi bật: Chiều dài lịch sử văn hóa; Tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực, và Các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú.

Ủy ban di sản thế giới đã công nhân khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí (trong số 6 tiêu chí của UNESCO).

Theo tiêu chí số 2, những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Rồng đá trên thềm Điện Kính Thiên - trung tâm của Hoàng thành Thăng Long

Theo tiêu chí số 3, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội.

Theo tiêu chí số 6, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Từ năm 2006, được sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao của Trung ương, Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, sự quyết tâm cao và cố gắng nỗ lực, hiệu quả của thành phố Hà Nội, đặc biệt là sự tham gia rất nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm của các nhà khoa học trong nước và quốc tế, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã được bảo vệ, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế giới.

Hồ sơ được đăng ký từ tháng 9/2008 và chính thức đệ trình UNESCO từ tháng 1/2009, được UNESCO tiến hành các quy trình thẩm định chặt chẽ thông qua cơ quan tư vấn ICOMOS (Hội đồng Quốc tế về Di tích và Di chỉ), và đến nay đã được Ủy ban di sản thế giới gồm 21 nước thành viên công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Việc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được công nhận là di sản văn hóa thế giới là niềm vinh dự, tự hào của mọi người dân nước Việt, là sự tri ân công đức với các vị tổ tiên đã có công khai sáng, xây dựng và bồi đắp giá trị lịch sử, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, là tài sản vô giá để lại cho muôn đời sau, cũng chính là tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội Thủ đô và đất nước.

Việc này cũng đồng thời cũng đặt ra những nhiệm vụ và trách nhiệm to lớn của Thành phố Hà Nội trong việc quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của di sản, trước mắt cần tập trung tổ chức tốt việc đón nhân dân và du khách trong nước, quốc tế đến tham quan di sản nhân dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Đăng Định

Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010

Khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Thứ bảy, 31/07/2010 06:56 am

Khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Xem tin gốc

Hà Nội Mới - 2 ngày trước10 lượt xem

Khai mac Dai le Phat giao ky niem 1000 nam Thang Long - Ha Noi

(HNM) - Sáng 28-7, tại Hoàng thành Thăng Long, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã tổ chức lễ khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Chùa Quán Sứ tới Hoàng Thành Thăng Long sáng 27/7/2010 - Ảnh Chinhphu.vn

Tham dự lễ có Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh; đại diện các ban, ngành, đại sứ, nhân viên ngoại giao các sứ quán tại Hà Nội, hơn 100 Việt kiều và đông đảo tăng, ni, phật tử các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN đọc diễn văn khai mạc khẳng định, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, Phật giáo Việt Nam luôn luôn đoàn kết, đồng hành cùng dân tộc. Trong thời kỳ hội nhập, phát triển của thế kỷ XXI, Phật giáo Việt Nam góp phần xứng đáng xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dân giàu, nước mạnh, thế giới hòa bình và chúng sinh an lạc. Chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, GHPGVN tổ chức Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhằm nêu cao truyền thống "Uống nước, nhớ nguồn", tri ân các thế hệ tổ tiên có công kiến tạo đất nước, Thăng Long - Hà Nội và cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Trong trạng văn tưởng niệm Đức vua Lý Thái Tổ, các vị tiên đế, danh tướng, quốc sư, thiền sư có công với nước, Thượng tọa - Trưởng ban tổ chức Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội Thích Bảo Nghiêm đã nêu bật công đức thiên đô về thành Đại La, kiến tạo Thăng Long, mở mang bờ cõi, phát triển Phật giáo, mở ra nền giáo dục nhân bản… của Vua Lý Thái Tổ và các bậc danh sư trong vai trò cố vấn triều đình. Trải qua nhiều triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh, Thăng Long - Hà Nội vẫn là nơi hội tụ và lan tỏa sức sống, trung tâm văn hóa của cả nước. Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là dịp ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, công lao to lớn của các bậc tiền bối, để hậu duệ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, bảo vệ thành quả quý báu của ông cha, sánh vai cùng bè bạn năm châu.

Tại lễ khai mạc, GHPGVN cùng đại diện các ban, ngành đã làm lễ dâng hương cầu quốc thái dân an, trao tặng (tượng trưng) 25 căn nhà, 500 suất quà (1 triệu đồng/suất) với tổng trị giá 1 tỷ đồng cho người nghèo, học sinh nghèo học giỏi. Chiều cùng ngày, Ban Trị sự TƯ GHPGVN và tăng ni, phật tử Thành hội Phật giáo Hà Nội đã tổ chức Hội Dược sư cầu quốc thái dân an và khai mạc Triển lãm cổ vật Phật giáo qua các thời đại, Triển lãm mỹ thuật Phật giáo.

Tối cùng ngày, Ban Hoằng pháp TƯ GHPGVN tổ chức thuyết pháp: lịch sử truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam.

Triển lãm nhiếp ảnh Phật giáo

(HNM) - Chiều 28-7, tại Trung tâm Nghệ thuật Việt - VietArt Centre (42 Yết Kiêu) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm nhiếp ảnh Phật giáo - do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Hà Nội tổ chức. Đây là một trong những hoạt động chào mừng Đại lễ Phật giáo, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

130 bức ảnh màu và đen trắng do nhóm nhiếp ảnh Phật giáo Viên Minh và Đạo tràng Chân tịnh Hà Nội thực hiện. Mỗi bức ảnh được coi như một đóa sen dâng lên đức Phật và hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Triển lãm mở đến ngày 2-8.

Thi Thi

Khai mạc tuần văn hóa dân tộc chào mừng Đại lễ 1.000 năm

Thứ bảy, 31/07/2010 06:51 am

Khai mạc tuần văn hóa dân tộc chào mừng Đại lễ 1.000 năm

Xem tin gốc

Dân Trí - 2 ngày trước37 lượt xem2 tin đăng lại

Khai mac tuan van hoa dan toc chao mung Dai le 1.000 nam

(Dân trí) - Sáng ngày 28/7, Lễ khai mạc "Tuần lễ văn hóa dân tộc hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" đã chính thức diễn ra tại Hoàng thành Thăng Long trong không khí trang nghiêm và long trọng

Lễ khai mạc có sự góp mặt của Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, đại diện nhiều cơ quan, ban ngành trung ương, nhiều Đại sứ, phó Đại sứ nước, hơn 100 đại biểu Việt kiều và hàng ngàn phật tử từ khắp mọi miền trên đất nước.

Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn trong bài diễn văn khai mạc đã nói: “Tuần lễ văn hóa dân tộc là một hoạt động trọng điểm hướng tới Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Nhiều hoạt động như Lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ, Lễ tưởng niệm anh linh các quốc vương và các bậc Danh tăng... thể hiện sự tưởng nhớ và lòng biết ơn sâu sắc của chúng ta với các thế hệ cha ông, đúng với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt.

Tuần lễ văn hóa dân tộc diễn ra nhân dịp này là cơ hội để những bà con kiều bào, đặc biệt là hơn 100 em học sinh kiều bào vừa tham dự trại hè trở về có cơ hội hòa mình vào văn hóa dân tộc, để càng hiểu và trân trọng hơn nền văn hóa Việt Nam”.

Trongdiễn văn khai mạc “Đại lễ Phật Giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội”, Thượng tọa Thích Thiện Nhơn - HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã dựng lại cả một quá trình lịch sử hào hùng của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh hôm nay. Qua bao thăng trầm của lịch sử, biết bao sự biến thiên của thời cuộc, của vận nước nhưng đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam luôn luôn đồng lòng, chung sức gìn giữ hòa bình - an lạc cho cả dân tộc.

Chư tôn phật tử và nhân dân thành kính niệm phật cầu gia bị. (Ảnh: Anh Thế)

Thể hiện sự thành kính và lòng biết ơn sâu sắc, Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch HĐTS, Giáo hội Phật giáo Việt nam đọc diễn văn tưởng niệm công trạng của đức vua Lý Thái Tổ, các vị Quốc sư, Thiền sư nhân đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: “Trải qua các triều đại Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn , nhà Nguyễn đến thời đại Hồ Chí Minh lịch sử tên vàng, ngàn sao lấp lánh, Thăng Long - Hà Nội vẫn tiếp tục là nơi hội tụ và lan tỏa sức sống muôn đời của tổ tiên”.

Ngay sau Trạng văn cầu quốc thái dân an, đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước và Chư tôn đức giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã cùng bước lên lễ đài dâng hương tưởng niệm các bậc tiền nhân, những anh hùng liệt sĩ có công với đất nước tại khu vực lễ đài chính.

Các em học sinh kiều bào rất vui khi hòa mình vào "Tuần văn hóa dân tộc" tổ chức trên quê hương cha ông. (Ảnh: Quốc Đô)

Buổi lễ khai mạc “Tuần lễ văn hóa dân tộc” đã thu hút hàng ngàn bà con phật tử và người dân đến tham dự. Hòa cùng không khí tưng bừng của bà con phật tử và nhân dân, các em học sinh Việt kiều tham dự buổi lễ cũng hết sức phấn khởi. Em Nguyễn Ngọc Anh - Việt kiều tại Nga cho biết: “Dự trại hè năm nay và được tham dự những hoạt động văn hóa tại quê hương đã để lại cho em rất nhiều cảm xúc đặc biệt. Chắc chắn, khi về bên kia, em sẽ luôn mang trong trái tim mình một hình ảnh đất nước Việt Nam thân yêu”.

Cũng ngay trong ngày khai mạc, thể hiện truyền thống làm việc thiện của Giáo hội Phật giáo, đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trao nhiều suất quà từ thiện vô cùng ý nghĩa cho những sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và 25 căn nhà tình nghĩa cho những gia đình đặc biệt khó khăn.

Anh Thế - Quốc Đô

window.fbAsyncInit = function() { FB.init({ appId: '128990640458592', status: true, cookie: true, xfbml: true }); }; (function() { var e = document.createElement('script'); e.type = 'text/javascript'; e.src = 'http://connect.facebook.net/vi_VN/all.js'; e.async = true; document.getElementById('fb-root').appendChild(e); } ());
Chia sẻ qua Chia sẻ bài viết này cho bạn bè trên Facebook Chia sẻ bài viết này cho bạn bè qua Yahoo Messenger

Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô

PN&HĐ: Chuyện một ông Bộ trưởng và thư ngỏ của ông Tô

Xem tin gốc

Tuần Việt Nam - 22 giờ trước 8008 lượt xem

PN&HD: Chuyen mot ong Bo truong va thu ngo cua ong To

Phát ngôn Hành động tuần này trở lại với tín hiệu vui từ phát biểu của Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Phạm Khôi Nguyên cùng nỗi day dứt sau sự kiện ông Nguyễn Trường Tô.

Bà con ơi! lại đây mà xem một ông... Bộ trưởng:

Xin bạn đọc hãy đọc bài báo có tên: 'Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường: Thừa chứng cứ kiện Vedan" trên Tuổi Trẻ để thấy được thái độ vì dân của một Bộ trưởng. Phải thú thật, lâu lắm rồi tôi mới được thấy một Bộ trưởng có những phẩm chất mà người dân mong muốn. Tôi thực sự xúc động với những gì ông Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên thể hiện trong cuộc họp sáng ngày 28/7 về vụ nông dân kiện Vedan. Cho dù chỉ là đọc một bài báo ngắn, nhưng tôi thấy những lời lẽ rành mạch, một thái độ cương trực và một tấm lòng thực sự vì người dân của ông Bộ trưởng.

Hãy nghe ông nói: "Chủ trương của chúng ta là muốn cho Vedan sửa chữa khuyết điểm, nhưng Vedan vẫn ngoan cố thì chúng ta sẽ làm đúng theo trình tự pháp lý để kiện Vedan. Đương nhiên với những sai phạm và mức độ gây thiệt hại được chứng minh đầy đủ, khi chúng ta kiện chắc chắn sẽ thắng và thắng đúng như mong muốn của nông dân....

Sau thời gian qua, bản chất của Vedan đã thấy rất rõ. Cái gì Vedan lách được là tìm cách để lách, lợi dụng được cái gì là lợi dụng ở mức cao nhất. Cả ba tỉnh thành phải liên kết với nhau để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho người dân".

Chúng ta hãy nghe ông lên tiếng cảnh báo kẻ đã "làm hại" người dân: "Kiện Vedan chưa phải đã là xong. Hiện nay Vedan vẫn còn nhiều vấn đề khác nữa. Chúng ta lấy nhân nghĩa của người Việt Nam để xử lý nhưng nếu Vedan tiếp tục ngoan cố, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ cùng Bộ Công an làm tiếp một số vấn đề khác của Vedan, kể cả chuyện đất đai của Vedan hiện nay"

Rồi ông thẳng thắn phê phán sự "thờ ơ" của Đồng Nai trong việc bảo vệ lợi ích của người dân: "Mọi cơ sở khoa học đều công bố hết rồi, giờ các anh còn nói lúng túng cái gì? Số 119 tỉ đồng là do tỉnh phê duyệt và đề nghị bồi thường thì các anh phải bảo vệ con số này. Anh đề nghị một đằng nhưng ra hội nghị anh lại nói một nẻo. Tư cách một phó giám đốc sở nói ở hội nghị như thế là không được. Tôi đề nghị tỉnh Đồng Nai phải kiểm điểm, nói thế Vedan sẽ lợi dụng ngay".

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: "nếu Vedan tiếp tục ngoan cố, Bộ Tài nguyên - Môi trường sẽ cùng Bộ Công an làm tiếp một số vấn đề khác của Vedan", Ảnh Tuổi Trẻ

Kính thưa bạn đọc, không một mỹ từ, không một nhận xét hay chỉ đạo chung chung, không kiểu nói ai cũng vừa lòng là những gì chúng ta nhận thấy từ phong cách và thái độ làm việc của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên. Đây tưởng là chuyện thường tình và là lẽ đương nhiên của một ông Bộ trưởng. Thế mà, ngày ngày chúng ta xem tivi, ngày ngày chúng ta đọc báo và ngày ngày chúng ta nghe đài nhưng hình ảnh về một ông Bộ trưởng như vậy lại không nhiều.

Ở buổi làm việc sáng ngày 28/7 chúng ta không nhận ra từ Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên những lời hứa như một số vị Bộ trưởng đã làm cho chúng ta mệt mỏi. Trong những năm tháng này, việc làm như của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đã làm cho lòng ta ấm lại và thấy niềm tin thức dậy. Và ta lại nhớ tới những cán bộ vì lợi ích của cá nhân mình mà bước qua lợi ích của người dân hoặc thờ ơ.

Có thể những dòng này của tôi đã quá xúc động. Nhưng sự quá xúc động này cho thấy chúng ta đã đợi chờ những ông quan, bà quan vì lợi ích của người dân như thế nào. Sự xúc động này được "kích" lên gấp bội khi mới đây chúng ta phải chứng kiến những việc làm của bà Cúc Bí thư Tiền Giang.

Người nông dân lâu nay đâu có mong muốn gì cao siêu lắm đâu từ những người lãnh đạo. Họ đâu dám mong lãnh đạo "thiên vị" họ trong công trình này, dự án kia mà chỉ mong lãnh đạo hãy công bằng giữa những chủ dự án, chủ công trình với những người nông dân mà những dự án, những công trình đó liên quan đến đời sống của họ và tương lai con cái họ.

Nếu viết chuyện về hành động của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên đấu tranh cho lợi ích của người dân theo tiểu thuyết chương hồi như Tam quốc diễn nghĩa thì Trực Ngôn tôi sẽ tạm kết thúc chương này như sau:

Sau khi Khôi Nguyên Bộ trưởng rời khỏi phòng họp có thơ khen rằng:

Tả xung hữu đột ấy anh hùng

Căm giận Vedan lửa bừng bừng

Gạt lệ nhìn sông, lên ngựa chiến

Ngày về vang động tiếng vui chung

Nước Mỹ nguy rồi:

Theo bản tin Telegraph: Hai cô con gái của Tổng thống Barack Obama là Malia và Sasha có thể đi trông trẻ để kiếm thêm tiền. Tổng thống Obama nói "Malia và Sasha đã đủ tuổi để có thể bắt đầu kiếm tiền bằng công việc trông trẻ. Chúng cũng có tài khoản tiết kiệm riêng của mình..."

Ông tâm sự "Chúng tôi cũng trăn trở về hai đứa con nhỏ và phải tìm cách để tiết kiệm đủ cho chúng vào đại học. Chúng tôi nhìn vào tài khoản hưu trí của mình và tự hỏi liệu số tiền đã đủ cho cuộc sống sau này chưa."

Những gì Tổng thống Mỹ tâm sự là sự thật. Thế này thì nước Mỹ nguy rồi! Nỗi lo của một Tổng thống mà là Tổng thống của nước Mỹ có làm cho chúng ta ngạc nhiên không? Với tôi, tôi thực sự ngạc nhiên và tôi biết rằng nước Mỹ sẽ còn lớn mạnh nữa khi họ có những Tổng thống như thế.

Lại nhớ đến chuyện cựu Tổng thống Bush có ảnh quảng cáo cho một nhà hàng ở Mỹ mà lòng suy nghĩ mung lung. Có hai điều tôi muốn nói trong chuyện này. Một, sau khi rời ghế Tổng thống của một cường quốc, người đứng đầu quốc gia ấy lại trở về sống như mọi công dân bình thường. Hai, một cựu Tổng thống không hề thấy xấu hổ khi đứng ra làm quảng cáo cho một sản phẩm hay một nhà hàng vì họ vẫn phải lao động để sống và để tiếp tục tu dưỡng làm người.

Trong khi đó, một số những cán bộ quyền chức nước ta sau khi về hưu không sao trở lại cuộc sống đời thường được nữa và không phải làm gì vì bổng lộc thu được lúc đương nhiệm quá thừa mứa. Ví như một ông Chủ tịch thành phố mang nộp tổ chức tiền người ta lễ tết một năm là 4 tỉ đồng. Đấy chỉ là một năm và mới chỉ là tiền mừng tuổi thôi nhé. Chỉ cần "im lặng" một năm là khi về hưu ông Chủ tịch kia đã có 4 tỉ gửi ngân hàng lấy lãi để sống rồi.

Bỗng tôi lại nhớ đến một Giám đốc nhà nước ở một tỉnh phía Nam khi kê khai tài sản thấy con trai ông ta đang học PTTH đã sở hữu mấy ngàn mét đất. Đấy mới chỉ là một ông giám đốc quèn cấp tỉnh thôi nhé.

Bạn đọc có nhớ câu chuyện trên một tờ báo của ngành Công An cách đây dăm bảy năm nói về một cậu ấm con một cán bộ đã mở tủ lấy tiền của mẹ mua 7 chiếc xe @ tặng bạn bè nhân sinh nhật cậu ta không? Và còn bao câu chuyện đắng cay khác về các quý cô, quý cậu con các quan chức đã tiêu tiền như thế nào, đi xe hơi loại gì, uống một đêm mười mấy triệu ở quán bar ra sao.

Các quan đã làm gì để có nhiều tiền như "giấy lộn" như thế? Chỉ có tham ô, chỉ có tham nhũng và chỉ có hối lộ mà thôi hoặc lợi dụng sơ hở của luật pháp mà ta thường gọi là "lách luật" hay lợi dụng quyền chức như ông Thứ trưởng Mai Văn Dâu để vơ vét mà thôi.

Các ông quan như thế vừa tham vừa dốt. Nếu tôi có quyền chức cộng với lòng tham lam của tôi mà có nhiều tiền thì tôi sẽ khôn hơn họ một chút. Tôi sẽ dùng tiền đó cho con cái học hành đến nơi đến chốn để làm người.

Làng tôi có một bà cụ từng đi ăn trộm cám lợn để nuôi con trong những năm đói khát xưa kia nhưng đã không cho các con biết tội lỗi của mình. Khi các con bà đều trở thành cử nhân, bác sỹ bà mới kể lại chuyện đó và khuyên các con hãy học cho giỏi giúp xã hội để có thể xóa đi một phần tội lỗi của bà. Sau này, hầu hết các con bà đều trở thành tiến sỹ, giáo sư thật sự chứ không phải tiến sỹ, giáo sư mua bằng.

Nhưng những ông quan tham ngày nay không có đủ lòng xấu hổ và tự trọng như bà cụ làng tôi. Bởi thế, các quan tham trút tiền vào túi các quý cô, quý cậu của họ, và quá nhiều các quý cô, quý cậu đã trở thành những kẻ nghiện đứng nghiện ngồi và đắm chìm trong hưởng lạc. Lối sống của những ông quan bà tướng như thế không chỉ giết chết gia đình họ.

Ông Nguyễn Trường Tô (trái) và Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Ảnh vtc

Nghề mới của ông Tô và một bức thư ngỏ

HĐND tỉnh Hà Giang đã có cuộc họp bất thường thông qua các nghị quyết bãi nhiệm đại biểu HĐND và chức vụ chủ tịch UBND đối với ông Nguyễn Trường Tô và khẳng định "Hà Giang không mất đoàn kết nội bộ".

Khi câu hỏi của báo chí đặt ra là công việc của ông Nguyễn Trường Tô sẽ được bố trí thế nào sau khi bị kỷ luật khai trừ Đảng và cách hết các chức vụ thì được một lãnh đạo tỉnh trả lời "Đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang và đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Minh Nhất đã có ý kiến về vấn đề này. Ông Tô bây giờ là một công dân bình thường, vẫn là cán bộ công chức nhà nước nên vẫn có thể đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh. Vì vậy, trước hết chúng tôi chờ ý kiến, nguyện vọng của ông Tô, sau đó Ban thường vụ Tỉnh ủy sẽ xem xét".

Không biết nguyện vọng của ông Tô thế nào nhưng thế nào cũng thật khó cho ông. Đương là Chủ tịch thét ra lửa với cấp dưới trong toàn tỉnh chẳng lẽ bây giờ lại thưa gửi với một đồng chí Phó Ban hay Phó phòng ở tỉnh vì nguyên tắc thỉnh thị báo cáo là phải thế. Tất nhiên cũng chẳng ai tỏ ra thế này thế nọ với ông Tô. Nhưng có lẽ ông Tô cũng không chịu được cảnh đó vì nó buồn và khó xử đến thế nào.

Cho dù có tiếp tục làm việc thì ông Tô cũng chẳng còn lòng dạ nào mà đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh nữa. Nếu là người phụ trách tổ chức của Hà Giang, tôi sẽ khuyên ông Tô nghỉ hưu. Nghỉ hưu rồi cũng đừng ở thành phố. Nếu ông Tô có quê thì hãy trở về quê mà sống trong tĩnh lặng để suy ngẫm về cuộc đời này và ngày đêm hương khói cho tổ tiên.

Kinh nghiệm cho thấy người bạn chia sẻ lớn nhất và chân thành nhất với ông Tô những năm tháng này chính là thiên nhiên và những người dân quê hiền lành và nhân ái. Có thể khi đương chức, ông Tô không để ý đến tán lá kia, bông hoa kia, tiếng chim kia, đám mây kia, ngọn gió kia và những người thôn quê lam lũ kia. Nhưng tôi cam đoan rằng tất cả những gì tôi nói trên không vì thế mà tránh xa ông hay khinh bỉ ông.

Thiên nhiên sẽ chia sẻ với ông công bằng như với mọi người. Những người thôn quê sẽ chia sẻ với ông như nhân dân đầy lòng che chở và bao dung cho những đứa con của mình kể cả những đứa con khi quyền cao chức trọng đã lãng quên họ và thậm chí phản bội họ. Nhân dân mình vĩ đại lắm. Đừng e ngại và đừng nghi ngờ đồng chí Tô nhé.

Tôi cũng thành thật khuyên ông đừng hy vọng nhiều vào sự chia sẻ của những người đã mượn danh, mượn uy của ông khi ông đương chức để làm ăn và những kẻ nịnh nọt ông để tiến thân. Còn việc "đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh", ông không chỉ đóng góp cho sự nghiệp của tỉnh mà ông có thể đóng góp cho sự nghiệp của đất nước chỉ bằng một cách thôi mà sẽ là một đóng góp rất lớn.

Đọc đến đây chắc sẽ có một số bạn đọc mỉm cười nghĩ rằng tôi định nói máy nói móc gì đây. Không. Tôi nói thật chứ không hề bóng gió gì. Có bạn đọc sẽ hỏi: Vậy thì theo ông Trực Ngôn, ông Tô phải làm gì để đóng góp lớn cho đất nước sau khi bị kỷ luật?

Vâng. Tôi xin trả lời: ông Tô chỉ cần viết một lá thư gửi cho các đồng chí lãnh đạo ở các tỉnh, các bộ, ngành. Nội dung lá thư đó với danh nghĩa của người đã vấp ngã khuyên các đồng chí có cấp quyền như mình hãy sống một cách trong sạch.

Đã từng là một Chủ tịch tỉnh, ông Tô quá hiểu những con đường dẫn một cán bộ có quyền có chức đến sự hư hỏng dễ như thế nào. Vì nếu những người chưa bao giờ giữ một cái "bỉ chức" nào như Trực Ngôn tôi đây mà nói thì ai thèm nghe. Họ sẽ mắng tôi: Trực Ngôn kia, người thật hàm hồ và ấu trĩ, người đã làm quan bao giờ đâu mà người biết được cái chuyện khi người ta có quyền có chức nó như thế nào.

Nhưng ông Tô nói thì họ phải chịu. Nếu làm được như thế thì đóng góp của ông Tô cho sự trong sạch và phát triển của xã hội sẽ lớn nhường nào. Phải không bạn đọc và các đồng chí?

Có thể bạn quan tâm

"Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội"

Thứ bảy, 31/07/2010 06:21 am

"Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội"

Xem tin gốc

ĐCSVN - 19 giờ trước50 lượt xem2 tin đăng lại

'Phat giao thoi Ly voi 1.000 nam Thang Long - Ha Noi'

(ĐCSVN) – Đây là chủ đề của Hội thảo khoa học do Viện Nghiên cứu tôn giáo tổ chức tại Hà Nội vào sáng 29/7, với gần 100 bài tham luận từ các nhà nghiên cứu trong nước, đặc biệt có 3 tác giả nước ngoài.

Hội thảo khoa học "Phật giáo thời Lý với 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội" là dịp để các nhà nghiên cứu trong và ngoài phật giáo, các nhà quản lý xã hội cùng nhau đánh giá một cách khoa học và khách quan về những đóng góp của Phật giáo đối với sự phát triển của dân tộc. Đông thời cũng là dịp để bàn bạc phương thức phát huy những giá trị tốt đẹp của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội thảo tập trung vào 4 chủ đề: Phật giáo Đại Việt thời Lý - kế thừa, hội tụ và phát triển; Tinh hoa Phật giáo thời Lý qua các mặt văn hóa, chính trị và các nhân vật Phật giáo; Mối quan hệ Tam giáo trong thời Lý và bài học đối với thời đại Hồ Chí Minh ngày nay; Phát huy giá trị di sản văn hóa thời Lý ở Hà Nội và cả nước.

Với gần 100 bài tham luận từ các nhà nghiên cứu trong nước, đặc biệt có 3 tác giả nước ngoài là GS. Philippe Langlet ở Pháp; Đại tăng chính Đại lão Hòa thượng Yoshimizu Daichi (Kiết Thùy Đại Trí) và TS. Onishi Kazuhiko ở Nhật Bản đã tập trung làm rõ hơn vai trò và ảnh hưởng của đại sư Vạn Hạnh đối với sự hình thành nhà Lý.

Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn đưa ra một cái nhìn tổng thể hơn về ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện: kinh tế, giáo dục, đời sống, văn chương nghệ thuật...

Do thời gian có hạn nên các học giả không thể trình bày được hết các tham luận tại hội thảo. Vì vậy, sau hội thảo, Ban Tổ chức sẽ tiến hành biên tập và ấn tống toàn bộ nội dung các tham luận và sẽ cho ra mắt vào chính dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, tháng 10/2010.

window.fbAsyncInit = function() { FB.init({ appId: '128990640458592', status: true, cookie: true, xfbml: true }); }; (function() { var e = document.createElement('script'); e.type = 'text/javascript'; e.src = 'http://connect.facebook.net/vi_VN/all.js'; e.async = true; document.getElementById('fb-root').appendChild(e); } ());

Chia sẻ qua Chia sẻ bài viết này cho bạn bè trên Facebook Chia sẻ bài viết này cho bạn bè qua Yahoo Messenger

15 người đẹp phía Nam vào chung kết Hoa hậu VN

15 người đẹp phía Nam vào chung kết Hoa hậu VN

'Thí sinh năm nay có hình thể đẹp trội hơn các năm trước' là nhận xét của GS - TS Y khoa Hoàng Tử Hùng - thành viên Ban giám khảo vòng chung khảo phía Nam cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010.
> Mai Phương Thúy 'đọ' chiều cao với các hoa hậu/ Thùy Dung không trao vương miện cho người kế nhiệm

jhgjhgjgh
Từ 19 đến 20/7, hàng trăm thí sinh khu vực miền Nam hội tụ về TP HCM thi vòng sơ khảo. Có 40 thí sinh được chọn vào vòng chung khảo, diễn ra sáng 21/7. Các người đẹp phải trải qua 3 vòng thi: áo dài, áo tắm và trình diễn trang phục dạ hội. Thành viên ban giám khảo gồm: nghệ sĩ múa Đặng Linh Nga, GS - TS y khoa Hoàng Tử Hùng, nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân, nhà báo Hữu Việt. Có 13 thí sinh được chọn từ các vòng thi trực tiếp và 2 thí sinh được đặc cách vào thẳng vòng chung kết là Lê Thị Thúy Hằng và Lê Hoàng Thúy Ngân.
15 thí sinh này sẽ được tham dự những buổi luyện tập kỹ năng trình diễn trước khi đến Quảng Ninh tham gia vòng chung kết cuộc thi từ 1 đến 14/8. Trong ảnh là Trần Thị Ngọc Giàu (sinh năm 1989), một trong 15 gương mặt lọt vào vòng chung khảo.
Thí sinh Huỳnh Thị Lệ Hằng, sinh năm 1991.
Thí sinh Vũ Thị Bình Minh, sinh năm 1989.
Thí sinh Nguyễn Bảo Ngọc, sinh năm 1991. Cô là Á khôi Đại học Ngoại thương TP HCM.

Thí sinh Võ Thị Ánh Nguyệt, sinh năm 1987.
Thí sinh Hồ Thị Cẩm Nhung, sinh năm 1992.
Thí sinh Huỳnh Bích Phương, sinh năm 1988. Cô là du học sinh tại Mỹ, chưa từng tham gia cuộc thi sắc đẹp nào trước đây.

Thí sinh Đào Mai Uyên Thảo, sinh năm 1990. Cô từng lọt vào top 5 của cuộc thi Miss Teen World Supermodel 2008 tại Australia. Người đẹp hiện là sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM.

Thí sinh Nguyễn Phạm Bích Trâm, sinh năm 1990. Cô từng nhận được giải bạc trong cuộc thi Ngôi sao người mẫu 2010.

gdfgdfgfd
Thí sinh Lê Thị Nhàn, sinh năm 1988.

Ảnh
* Người đẹp khoe sắc với áo dài
* Thí sinh lộng lẫy với trang phục dạ hội

Thoại Hà
Ảnh: Phan Thành Tín - Thoại Hà

22 người đẹp phía Bắc vào chung kết Hoa hậu VN

22 người đẹp phía Bắc vào chung kết Hoa hậu VN

Sáng 24/7, tại Hà Nội, Ban giám khảo chọn ra 22 người đẹp khu vực phía Bắc để cùng với 15 thí sinh đẹp nhất miền nam lọt vào chung kết cuộc thi Hoa hậu VN 2010, diễn ra tại đảo Tuần Châu (Quảng Ninh) tháng 8 tới.

Cung Thanh Ngọc Anh (1990), sinh viên năm thứ 3 Đại học Thăng Long.
Phạm Thùy Dương (1990), ĐH DL Đông Đô.
Nguyễn Phước Hạnh (1988), ĐH Hà Nội.
Đặng Thị Ngọc Hân (1989), ĐH Mỹ thuật Công nghiệp.
Đỗ Thị Hương (1989), giáo viên mầm non Điện Biên.
Trương Tùng Lan (1988), Viện ĐH Mở Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh (1989), nhân viên công ty New Talent.
Tôn Nữ Na Uy (1991), ĐH Kinh tế Huế.
Trần Thị Hoài Phương (1992), tốt nghiệp THPT.
Đặng Thị Phượng (1990), sinh viên ĐH Văn hóa HN.
Nguyễn Thị Ngọc Tuyết (1989), ĐH Kinh tế Bắc Hà.
Đặng Hà Thu (1989), cô gái Hải Phòng.
Đàm Thu Trang (1989), ĐH Văn hóa NTQĐ.
Các người đẹp duyên dáng trang phục áo dài
Thí sinh nóng bỏng với màn trình diễn bikini
Người đẹp lộng lẫy cùng trang phục dạ hội

Hoàng Hà