Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Tư duy Võ Văn Kiệt trong đối ngoại VN

Tư duy Võ Văn Kiệt trong đối ngoại VN

Thủ tướng Võ Văn Kiệt đón Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Christopher Warren tại Hà Nội tháng 8/1995

Hà Nội và Washington tuần này đánh dấu 15 năm quan hệ ngoại giao bằng chuyến thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Hà Nội.

Báo chí quốc tế nhắc lại rằng vào ngày 12 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Bill Clinton và Thủ tướng Võ Văn Kiệt chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia từng là kẻ thù.

Bên cạnh các hoạt động đánh dấu tiến triển của Bấm bang giao hai nước cũng cần nhắc lại vai trò của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người có các động tác chính trị mạnh mẽ mở đường cho Hà Nội trở lại cộng đồng quốc tế, nâng quan hệ lên mức toàn diện, bắt đầu là với Pháp và châu Âu, sau đến Hoa Kỳ.

Mở lối ngoại giao

Sau 1975, khi làm lãnh đạo Đảng tại TPHCM, ông Võ Văn Kiệt được nhìn nhận như nhân vật có tư duy cởi mở trong mối quan hệ với những trí thức thuộc chế độ cũ.

Cùng các tên tuổi khác như Bấm Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, thứ trưởng Trần Quang Cơ trong ngành ngoại giao Việt Nam khi đó, ông Kiệt thúc đẩy cho việc xây dựng quan hệ với Phương Tây.

Họ cũng nhìn trước được vấn đề Trung Quốc trong bối cảnh an ninh khu vực.

Trả lời BBC từ Sài Gòn hôm 23 tháng 7/2010, ông nói: "Nói chung lại, quyết liệt nhất là tầm nhìn của ông Võ Văn Kiệt đối với Mỹ. Bởi vì từ một kẻ thù lớn nhất, Việt Nam đã chớp lấy thời cơ năm 95 để bình thường hóa quan hệ với Mỹ sớm, tránh không phải chịu áp lực của những nước khác, nhất là vấn đề Trung Quốc."

Vào tháng Hai 1993, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand thăm chính thức Việt Nam và vào tháng 6 năm đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Pháp và châu Âu.

Tại châu Âu, ông Mitterrand được cho là đã có tầm nhìn "đưa Việt Nam trở lạ́i" sau nhiều năm chiến tranh và ngoại giao lạnh nhạt với Pháp.

Về phía Việt Nam, nay ông Võ Văn Kiệt được cho là có công góp phần "đưa Việt Nam trở ra thế giới".

Cuộc gặp giữa ông Kiệt và lãnh đạo châu Âu Romano Prodi cũng mang tính biểu tượng ở chỗ nước Việt Nam dù còn là cộng sản nhưng đã dần dần trở lại các mối quan hệ toàn diện với Liên minh châu Âu.

Những bước đi này phần nào mở đường cho Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Hà Nội sau đó sau.

So với một số nhà lãnh đạo cùng thời trong trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tầm nhìn của Võ Văn Kiệt được đánh giá là "rộng hơn, xa hơn".

"Ông Kiệt đặt vấn đề hòa giải dân tộc đồng thời với hòa giải với thế giới, với các nước phương Tây, những nước trước đây đã đứng về phía Mỹ để chống lại Việt Nam."

Ông Võ Văn Kiệt và lãnh đạo châu Âu Romano Prodi

Cơ hội bỏ lỡ

GS Tương Lai, một trong những người gần cận với cố Thủ tướng Kiệt tại Hà Nội cho hay sau khi đã rời vị trí, ông Kiệt thường nhắc lại các thời cơ bị bỏ lỡ sau 1975, khi Việt Nam có thể bình thường hóa quan hệ nhanh với Washington.

Theo ông Kiệt, một thời cơ khác cũng bị bỏ lỡ là chuyện Việt Nam có thể vào Tổ chức Thương Mại Thế giới WTO sớm hơn, khi ông Phan Văn Khải, giữ chức Thủ tướng sang thăm New Zealand năm 2005.

GS Tương Lai cho hay ông Kiệt luôn nhìn vấn đề dân tộc và quốc tế một cách tổng thể.

Trong lần trả lời Bấm phỏng vấn BBC Tiếng Việt năm 2007, ông Kiệt nói lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến.

Ông nói rằng "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng".

Ông Kiệt cũng cho rằng "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ", và khẳng định "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả".

Nay, BBC cũng hỏi ông Tương Lai liệu tư duy hòa giải dân tộc, dân chủ hóa của ông Võ Văn Kiệt có được nghe theo với những người lãnh đạo sau này hay không.

Đặc biệt là trong bối cảnh Hoa Kỳ và Phương Tây hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế và tăng vị thế chính trị vùng nhưng cũng kêu gọi Hà Nội cải cách dân chủ và tôn trọng những người vận động dân chủ.

Về điều này, Giáo sư Tương Lai nhận định chung rằng ai bảo thủ, giáo điều "giữ ghế" đều là người chống lại tư duy của ông Kiệt.

Theo ông Tương Lai, "Về vấn đề dân chủ hóa, đó là tư duy tiến bộ nhất của ông Võ Văn Kiệt. "

"Trước đây, Việt Nam đấu tranh để có độc lập thì giờ đây, đấu tranh để có dân chủ. Tự mình đấu tranh với mình. Đảng lãnh đạo phải tự mình vươn lên, không thể biến mình từ Đảng cầm quyền thành nhà nước."

Theo ông, "Tư duy Võ Văn Kiệt là tư duy thúc đẩy lịch sử tiến lên. Vậy thì những ai còn bảo thủ, còn giáo điều, còn muốn mượn thế lực này hay thế lực nọ để giữ chiếc ghế của mình thì sẽ không chấp nhận tư duy của Võ Văn Kiệt."

Quyết định bình thường hóa quan hệ năm 1995 đưa đến chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Bill Clinton năm 2000 tới Việt Nam

Không có nhận xét nào: