Sấm sét Điện Biên Phủ
Đến cuối năm 1953, Chiến tranh Đông Dương đã kéo dài 8 năm, Pháp lâm vào thế bị động trên chiến trường, quân đội của chính phủ Hồ Chí Minh đã giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Tây Nguyên, khu 5, các tỉnh Cao Bắc Lạng,..và nhiều khu vực ở đồng bằng Bắc bộ. Chính phủ Pháp muốn tìm một giải pháp hòa bình có thể chấp nhận được để chấm dứt cuộc chiến nhưng mặt khác họ muốn duy trì quyền lợi tại Đông Dương. Pháp bổ nhiệm tổng chỉ huy Henri Navarre sang Đông Dương tìm kiếm một chiến thắng quân sự quyết định để làm cơ sở cho một cuộc thảo luận hòa bình trên thế mạnh. Kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp tại Đông Dương gồm hai bước:
* Bước thứ nhất: Thu đông 1953 và xuân 1954 giữ thế phòng ngự ở miền Bắc và thực hiện tấn công chiến lược tại miền Trung và miền Nam.
* Bước thứ hai: Chuyển từ phòng ngự sang tấn công chiến lược ở phía Bắc để tiêu diệt chủ lực của Việt Minh.
Để thực hiện kế hoạch này Pháp cho tiến hành xây dựng và tập trung lực lượng cơ động lớn, mở rộng quân đội bản địa, càn quét bình định vùng kiểm soát. Thực hành tấn công chiến lược ở vùng Khu V., Navarre được nhà nước Pháp cấp thêm cho 9 tiểu đoàn tinh nhuệ. Viện trợ Mỹ tăng vọt, chiếm đại đa số chi phí chiến tranh.
Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ được ra đời án ngữ miền tây bắc Bắc Việt Nam, kiểm soát liên thông với Thượng Lào để làm bẫy nhử, thách thức quân chủ lực Việt Minh tấn công và, theo kế hoạch của Pháp, quân Việt Minh sẽ bị nghiền nát tại đó. Điện Biên Phủ được mang tên "pháo đài bất khả xâm phạm".
Quân Pháp nhảy dù xuống lòng chảo Điện Biên Phủ
Lính Pháp quan sát trận nhảy dù
Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
[/center]
Tương quan lực lượng
- Quân đội liên hiệp Pháp: 16 tiểu đoàn bộ binh, 7 đại đội bộ binh, pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay. Quân số là 10.814 người. Sau đuợc tăng viện 4291 người. Chưa kể khoảng 3000 PIM (culi).
Lính Việt được tăng cường trong hàng ngũ quân Pháp
Xe tăng chủ lực M24 của Pháp
Size full 650x499. . . .HanhTrangSinhVien.Net
- Quân đội nhân dân Việt Nam (Việt Minh): 10 trung đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công binh và pháo binh. Lúc đầu có 48.000, sau tăng cường thêm khoảng 4.000 đến 10.000 người.
Quân ta mở đường vào Điện Biên Phủ
Những chiếc xe thồ hàng đã trở thành huyền thoại trong chiến dịch
Quân ta kéo pháo lên các điểm cao - Điều mà pháo binh Pháp không thể ngờ
Họp bàn chuẩn bị tác chiến
Các nỗ lực hậu cần của Việt nam
Để một lực lượng mạnh cho chiến dịch Điện Biên Phủ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã huy động tối đa về sức người và sức của: hàng vạn dân công và bộ đội làm đường dã chiến trong khoảng thời gian cực ngắn, dưới các điều kiện rất khó khăn trên miền núi, lại luôn bị máy bay Pháp oanh tạc. Chính phủ đã huy động dân công từ vùng do Việt Minh kiểm soát đi tiếp tế bằng gánh gồng, xe đạp thồ kết hợp cùng cơ giới đảm bảo hậu cần cho chiến dịch. Đội quân gồm thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, được huy động tới hàng chục vạn người (gấp nhiều lần quân đội) và được tổ chức biên chế như quân đội. Riêng đội xe đạp thồ đã lên trên 20.000 người, mỗi xe chở được 200-300kg.[5] Đây là việc ngoài tầm dự tính của các cấp chỉ huy Pháp vì họ cho rằng Việt Minh không thể bảo đảm hậu cần cho một chiến dịch lớn, dài ngày trong các điều kiện phức tạp như vậy được.
Ngoài ra, Pháp cũng đã đánh giá sai khả năng pháo binh của Việt Minh khi cho rằng đối phương không thể mang pháo lớn (lựu pháo 105 mm và pháo cao xạ 37 mm) vào Điện Biên Phủ mà chỉ có thể mang loại pháo nhẹ là sơn pháo 75 mm trợ chiến mà thôi. Phía Việt Minh đã dùng sức người để đưa được lựu pháo 105 mm lên các hầm pháo khoét sâu vào các sườn núi từ trên cao có khả năng khống chế rất tốt lòng chảo Điện Biên Phủ mà lại rất an toàn trước pháo binh và máy bay địch.
Ý nghĩa trận chiến
- Pháp: Chấm dứt nhanh chiến tranh. Tạo đà chiến lược cho Pháp chiếm đóng lâu dài ở Việt Nam. Hoặc nếu Pháp rút quân thì chí ít cũng có nhiều điều khoản có lợi cho Pháp.
- Việt Minh: Bộ chỉ huy Quân đội Nhân dân Việt Nam nhìn nhận trận Điện Biên Phủ như cơ hội đánh tiêu diệt lớn, tạo chiến thắng vang dội để từ đó chấm dứt kháng chiến trường kỳ, và đã chấp nhận thách thức của quân Pháp để tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đây là trận quyết chiến chiến lược của QĐNDVN. Đồng thời nếu giành chiến thắng sẽ có lợi và gây áp lực trên bàn đàm phán hội nghị Gienève về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Do yếu tố quyết định nên chiến dịch này chỉ được phép thắng chứ không được thất bại nên Việt Nam đã huy động tối đa mọi nguồn lực để chuẩn bị cho chiến dịch.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người lãnh đạo chiến dịch
Diễn biến chiến dịch
Đợt 1 (từ 13 đến 17.3.1954): Hai trung đoàn của Đại đoàn 312 tấn công vào phía Bắc, bắt đầu bằng cứ điểm Him Lam (Béatrice). Địch quân hoàn toàn bị bất ngờ vì chúng không thể tin rằng bộ đội có thể kéo pháo lên tận các mỏm núi cao và có thể ngụy trang mà không bị phát hiện. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, cứ điểm Him Lam bị xóa sổ. Ngày hôm sau, cứ điểm Độc Lập (Gabrielle) bị tiêu diệt. Ngày 17 đến lượt cứ điểm Bản Kéo (Anne-Marie) đầu hàng. Như vậy là phân khu phòng ngự hiểm yếu phía Bắc và Tây Bắc đã bị vô hiệu hóa. 2.000 địch quân bị diệt và bị bắt; 28 máy bay bị phá hủy.
Mở đầu là loạt đạn pháo 105mm bắn dữ dội vào trận địa của Pháp
Ngay từ những ngày đầu (từ 23 tháng 3) pháo binh của Việt Nam đã loại bỏ khả năng cất, hạ cánh của sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm từ đó trở đi các máy bay Pháp chỉ còn tiếp tế được cho tập đoàn cứ điểm bằng cách thả dù điều này cho thấy cầu hàng không mà bộ chỉ huy Pháp đặt nhiều kỳ vọng thực tế là rất yếu kém trước cách đánh áp sát của đối phương.
Nói riêng về đạn pháo, trong quá trình chiến đấu tại ĐBP người Pháp đã bắn hết hơn 110.000 quả đạn lựu pháo cỡ 105mm trở lên. Việt Minh đã bắn 20.000 quả 105mm, trong số này có 5.000 quả là đoạt được từ dù tiếp tế của đối phương.
Các căn cứ hoả lực Điện Biên Phủ đã bị phá ngay trong những đợt đột kích đầu tiên. Và các binh sĩ Pháp đã kinh ngạc khi thấy rằng những đồn bốt chủ chốt của họ bị pháo kích dữ dội từ các quả đồi xung quanh. Với nỗ lực đáng kinh ngạc, Việt Minh đã kéo những quả pháo lên các sườn dốc cheo leo mà Pháp đã cho là không thể nào vượt qua được.
Viên sĩ quan chỉ huy pháo binh Pháp, điên cuồng vì không thể bắn trả các khẩu đội được bảo vệ và ngụy trang kỹ lưỡng của Việt Minh, đã chui vào hầm và tự sát.
Phút nghỉ ngơi
Chiến đấu trên đồi D1
Đợt 2 (từ ngày 30.3 đến 26.4): bộ đội tấn công các cứ điểm phía Đông. Đó là những cứ điểm cốt yếu nên trận chiến xảy ra vô cùng ác liệt nhất là tại đồi A 1 (Eliane 2), ta chiếm, địch lại phản công chiếm lại. Đến giữa tháng tư, bộ đội tiến đến được sân bay Mường Thanh, cắt đứt con đường tiếp tế bằng hàng không của địch. Hầu hết đạn dược, thực phẩm được thả dù tiếp tế cho quân Pháp đều rơi về phía bộ đội.
Trận địa pháo 12,7 mm của Việt Minh ở Điện Biên Phủ.
Để chống lại các cứ điểm phòng ngự kiên cố của quân Pháp, quân đội Việt Minh đã áp dụng chiến thuật "vây lấn" rất có hiệu quả bằng hệ thống chiến hào họ đào các giao thông hào dần dần bao vây và siết chặt, tiếp cận dần vào các vị trí của Pháp. Các chiến hào này tránh cho quân tiến công thương vong vì pháo binh và không quân địch và vào sát được vị trí của quân địch, làm vị trí bàn đạp tấn công rất thuận lợi. Quân Pháp ngay từ ngày đầu tiên của trận đánh đã nhận thức rất rõ sự nguy hiểm của cách đánh này mà không có phương sách nào để khắc chế. Quân Việt Minh vây lấn đào hào cắt ngang cả sân bay, đào hào đến tận chân lô cốt cố thủ, khu vực kiểm soát của quân Pháp bị thu hẹp đến mức không thể hẹp hơn.
Cuộc chiến đấu tại Điện Biên Phủ càng ngày càng yếu thế cho phía Pháp. Quân Pháp chỉ còn trông đợi vào dù tiếp tế nhưng phạm vi chiếm đóng bị thu hẹp và máy bay bị hệ thống phòng không của Việt Minh đánh mạnh nên dù tiếp tế và cả lính nhảy dù phần nhiều rơi sang phía đối phương. Mùa mưa lại tới, hầm hố của quân phòng thủ trở nên lầy lội thương binh không di tản đi được, lính chết không có chỗ chôn, bệnh tật, đường ruột phát sinh, đối phương lại áp sát bắn tỉa, tiếp tế thiếu mà việc lấy được dù cũng vô cùng khó khăn đi kèm với thương vong: quân Pháp thường phải đói khát đến đêm mới dám ra lấy dù. Tình cảnh của quân Pháp ngày càng bi đát và đi đến cùng cực. Điện Biên Phủ cho thấy khi bị bao vây cô lập thì một tiền đồn dù mạnh đến đâu rồi cũng sẽ bị tiêu diệt.
Chiếc máy bay B26 của Pháp trúng đạn bốc cháy.
Đợt 3 (từ ngày 1.5 đến 7.5): bộ đội đánh chiếm các đồi còn lại ở phía Đông. Đồi A 1 và C 1 (Eliane 1) bị tiêu diệt hoàn toàn. Đến chiều ngày 7.5 với đợt tấn công cuối cùng, bộ đội tiến vào khu trung tâm. Một tiểu đội bộ binh thuộc Trung đoàn 209 tấn công vào sở chỉ huy Pháp, De Castries phải đầu hàng.
Ngay từ những ngày đầu của đợt 1 quân Pháp đã nhận thức rõ được những điểm yếu chết người của mình và tương lai thất bại rõ ràng nhưng họ vẫn tăng cường cầm cự Điện Biên Phủ đến mức tối đa vì hy vọng khi mùa mưa đến Việt Minh không thể giải quyết vấn đề hậu cần và sẽ bỏ cuộc, Điện Biên Phủ sẽ tránh được đầu hàng. Sau đó khi mùa mưa không giúp được, bộ chỉ huy Pháp hy vọng cầm cự càng lâu càng tốt để Hội nghị Genève sẽ nhóm họp vào đầu tháng 7, sẽ có ngừng bắn trước khi tập đoàn sụp đổ. Nhưng hy vọng này cũng không có được, Điện Biên Phủ đầu hàng một ngày trước khi nhóm họp Hội nghị Genève về vấn đề Đông Dương.
Vượt cầu gỗ đánh chiếm sân bay Mường Thanh.
Đánh chiếm cầu Mường Thanh.
Cờ chiến thắng tung bay trên nóc hầm của tướng De Castries
Hơn 12.000 tù binh Pháp bị bắt sống
Đài tưởng niệm chiến thắng Điện Biên Phủ
Size full 960x1280. . . .HanhTrangSinhVien.Net
Điện Biên Phủ sụp đổ đã khiến cả nước Pháp bàng hoàng và chấm dứt đô hộ Đông Dương.
"Tôi còn nhớ như in cuộc nói chuyện với cha tôi về tình hình quốc tế khi Điện Biên Phủ sụp đổ. Đó là niềm tự hào lớn lao của thế giới đang phát triển. Một quốc gia châu Á nhỏ bé đã đánh bại thực dân một cách đầy thuyết phục và làm thay đổi lịch sử", Anil Malhotra, một nhân viên người Ấn Độ của Ngân Hàng Thế giới, cho biết.
Sau khi Pháp rút quân, Việt Nam chính thức bị chia thành hai phần, miền bắc theo chế độ cộng sản và niềm nam phi cộng sản, tạo đà cho sự can thiệp của Mỹ.
Năm 1963, khi Washington lấn sâu vào Việt Nam, thủ tướng Nga Nikita Khrushchev đưa ra một lời nhận xét đáng chú ý với một quan chức Mỹ.
"Nếu muốn, các ông cứ đi và đánh trong rừng rậm của Việt Nam. Người Pháp đã ở đó 7 năm và cuối cùng phải rút. Có thể người Mỹ sẽ cầm cự được lâu hơn thế một chút nhưng rốt cục thì cũng phải rút thôi".
Một số đoạn phim tài liệu liên quan đến chiến dịch
[
YouTube Video
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
YouTube Video
ERROR: If you can see this, then YouTube is down or you don't have Flash installed.
minhhoang (tổng hợp từ wikipedia, vietnamnet và quansuvn)
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét