Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

Người bị bệnh gout không cần kiêng tuyệt đối hải sản

Người bị bệnh gout không cần kiêng tuyệt đối hải sản

16/06/2010 11:12:04

- Số người mắc bệnh gout ở nước ta ngày càng gia tăng. Lứa tuổi mắc bệnh ngày càng thấp dưới 40 tuổi. Một trong những nguyên nhân của nó là vấn đề dinh dưỡng nhiều đạm, uống nhiều rượu, bia.

TIN LIÊN QUAN

Không vượt quá 1g chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày

Theo BS Nguyễn Long, khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Việt Đức, những người bị bệnh gout nên hạn chế tối đa các thức ăn chứa nhiều purin, chất đạm, vì có thể tăng cao axit uric như các thức ăn: tim, gan, thận, thịt chó, trứng lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi, mỡ động vật...

Không cần kiêng tuyệt đối hải sản như tôm, cua, cá, sò, ốc hến... miễn sao số lượng chất đạm từ các thức ăn đó không vượt quá nhu cầu, 1g chất đạm cho 1kg cân nặng mỗi ngày.

Người bệnh gout không cần kiêng tuyệt đối hải  sản.
Người bệnh gout không cần kiêng tuyệt đối hải sản.

Hạn chế các thực phẩm măng, đậu khô, bông cải, nấm, đậu Hà Lan khô, rau dền, sô cô la, không uống rượu bia có thể làm gia tăng sản xuất axit uric và cản trở sự bài tiết chất này khiến bệnh gout phát sinh. Nười béo phì dễ mắc bệnh gout do thường có mức độ axit uric cao. Với người đã béo, cần ăn ít mỡ và protein, thực hiện chế độ giảm cân dần dần có sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Dùng thực phẩm nhiều chất xơ

BS Nguyễn Long cho biết, những thức ăn, đồ uống có lợi cho người bị bệnh gout gồm các thực phẩm giàu chất xơ như: dưa leo, cà chua, củ sắn, phần lớn các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc.

Bệnh nhân nên uống nhiều nước, vì có thể giúp thải trừ axit uric dư thừa khỏi cơ thể trước khi nó gây hại đồng thời có thể làm giảm nguy cơ sỏi thận mà người bị bệnh gout hay mắc. Ít nhất mỗi ngày uống 5 - 6 ly nước mới có kết quả tốt. Có thể uống thêm dung dịch kiềm (bicarbonat Na 1.000ml/ngày).

Ngoài chế độ ăn uống ra, lương y Phó Hữu Đức, phó chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy còn chia sẻ, người bị bệnh gout nên ngâm chân nước ấm hằng tối, nhưng không ngâm lúc đang viêm cấp, tránh dầm mưa, hay bị lạnh đột ngột, tránh thức khuya, stress... Khi bệnh chuyển sang mạn tính cần tập luyện thường xuyên kết hợp với ăn uống, uống thuốc theo bác sĩ và vật lý trị liệu để tránh teo cơ, cứng khớp, hạn chế biến dạng khớp.

Bệnh gout, theo y học cổ truyền gọi là thống phong, là một bệnh khớp do rối loạn chuyển hóa purin, thường khởi đầu bằng viêm một khớp ở chân, đặc biệt hay gặp ở ngón chân cái, sưng nóng, đỏ…

Phạm Hằng

Không có nhận xét nào: