Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Văn bằng tại chức có hay không có giá trị

Văn bằng tại chức có hay không có giá trị

2010-12-07

UBND Thành phố Đà Nẵng vừa ra quyết định sinh viên tốt nghiệp với văn bằng Đại học tại chức sẽ không được thu nhận làm việc trong các cơ quan chính quyền.

Danang.vn

Đà Nẵng về đêm. Ảnh minh họa, Danang.vn


Đà Nẵng nói không với văn bằng tại chức

Thành phố Đà Nẵng có lẽ là nơi có những quyết định táo bạo nhất về công tác tuyển sinh và phân bổ nhân sự trong guồng máy chính phủ. Cách đây không lâu, Đà Nẵng và Hà Nội là hai nơi đầu tiên quyết định tuyển dụng giáo viên theo phương thức thi tuyển. Trước đó phương thức xét tuyển vẫn được Bộ Giáo Dục và Đào tạo tiến hành, và theo cơ chế này tiêu chí được xét vẫn căn cứ trên văn bằng là chính. Kế đó là những họat động khác bất thành văn mà người hiểu chuyện vẫn cho rằng nếu không hối lộ thì khó mà trúng tuyển vào các chức vụ béo bở này.
Đà Nẵng có lẽ là nơi có những quyết định táo bạo nhất về công tác tuyển sinh và phân bổ nhân sự trong guồng máy chính phủ. Cách đây không lâu, Đà Nẵng và Hà Nội là hai nơi đầu tiên quyết định tuyển dụng giáo viên theo phương thức thi tuyển.
Đà Nẵng đã chọn Hiệu trưởng qua thi tuyển năng lực rồi sau đó kiểm tra lại bằng cách phỏng vấn cùng những xem xét khác qua một ủy ban đựơc tuyền chọn ra từ nhiều thành phần xã hội và cơ quan trách nhiệm.
Việc làm này sau đó được đánh giá cao bởi tính công bằng và bộ lọc khá kín kẽ của nó. Người hiệu trưởng thắng cuộc an tâm làm bổn phận của mình và không cảm thấy tự ti như những hiệu trưởng đi tắt khác. Phụ huynh học sinh tin tưởng và quan trọng nhất được các giáo viên dưới quyền kính trọng và từ đó một tương quan tốt với nhau nảy sinh khiến việc giảng dạy trở nên hứng khởi hơn.
Từ những thành quả của bước đầu này, Đà Nẵng vừa ra thêm một quyết định nữa cũng liên quan đến giáo dục, đó là quy định không thu nhận sinh viên tốt nghiệp đại học tại chức vào làm việc trong cơ quan nhà nước.
Khác với lần thi tuyển hiệu trưởng, đa số dư luận đều đồng tình với UBND thành phố Đà Nẵng, lần này dư luận xôn xao và có nhiều phản hồi hơn. Con số người đồng tình và chống đối quyết định này ngang ngửa với nhau, trước hết số người đồng tình cho rằng quyết định này là hợp lý và Đà Nẵng là nơi tiên phong phủ nhận
Một lớp học ở Đại Học Văn Hóa, Hà Nội
Một lớp học ở Đại Học Văn Hóa, Hà Nội.
cách học và dạy không vì chất lượng mà do tính cách đối phó, phải lấy bằng cấp bằng bất cứ giá nào. Quan trọng hơn hết quyết định này triệt tiêu mọi cố gắng chạy bằng cấp để tìm việc làm.
Đà Nẵng là nơi tiên phong phủ nhận cách học và dạy không vì chất lượng mà do tính cách đối phó, phải lấy bằng cấp bằng bất cứ giá nào. Quan trọng hơn hết quyết định này triệt tiêu mọi cố gắng chạy bằng cấp để tìm việc làm.
Thực tế văn bằng đại học tại chức giá trị ra sao? Giáo Sư Phạm Phụ, từng giảng dạy nhiều năm tại ĐHQG-TPHCM cho biết kinh nghiệm của ông về vần đề này:
"Tình trạng đào tạo tại chức vừa qua, về phía nhà nước quản lý đã buông lỏng trong chỉ đạo đào tạo công chức đại học tại chức. Những buông lỏng đó là rất nhiều em sinh viên phổ thông không đủ đỉểm vào chính quy thì vào tại chức, nhưng thật ra có chức đâu mà tại? Những em đó thực tế là chuyển cấp học ở cấp thấp hơn mà thôi chứ không phải tại chức gì cả."
Đối với nhà văn Nguyên Ngọc đương kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Đại học tư thục Phan Chu Trinh cho biết ý kiến của ông
"Đào tạo tại chức ở Việt Nam lôi thôi lắm. Rất nhiều người đi học tại chức chỉ để kiếm cái bằng thôi cho nên quyết định đó họ muốn tuyển lựa người có thực chất theo tôi thì được. Cái lý của họ có cái đúng về chỗ đó."
Đào tạo tại chức ở Việt Nam lôi thôi lắm. Rất nhiều người đi học tại chức chỉ để kiếm cái bằng thôi cho nên quyết định đó họ muốn tuyển lựa người có thực chất theo tôi thì được. Cái lý của họ có cái đúng về chỗ đó
Nhà văn Nguyên Ngọc
Mặc dù thực trạng chất lượng của mảnh bằng đại học tại chức ai cũng nhận thấy là quá rõ ràng như vậy, nhưng theo nhiều người thì quyết định này sẽ phá hủy những người cố vượt số phận bằng mọi cách, kể cả phải theo học những lớp tại chức để nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ cho nghề nghiệp. Không cho những sinh viên tốt nghiệp tại chức làm việc trong guồng máy nhà nước là hình thức tước đi quyền học tập và cơ hội thăng tiến của những người nghèo không có cơ hội học đại học chính quy.
Giáo sư Phạm Phụ đồng tình với những nhận xét này, ông nói:
"Thành phố Đà Nẵng quyết đinh như vậy tôi thấy không nên. Dù sao thì mình phải tính cụ thể cho từng người. Lấy người không học tại chức là không đúng. Khả năng interview tuyển người của anh là anh không tự tin vào khả năng đấy của anh. Lầy cớ họ học tại chức để không nhận họ là không đúng.
Việc học tại chức là xu thế chung của thế giới để đảm bảo cái mà người ta gọi là học tập suốt đời. Căn bản là phải tính đầu ra, khi họ ra trường thì như thế nào và anh kiểm tra khả năng ra trường của họ
GS.Phạm Phụ
Và lại theo tôi việc học tại chức là xu thế chung của thế giới để đảm bảo cái mà người ta gọi là học tập suốt đời. Căn bản là phải tính đầu ra, khi họ ra trường thì như thế nào và anh kiểm tra khả năng ra trường của họ."

Nguyên nhân - Trách nhiệm

Người ta còn nhớ bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân trong một lần đăng đàn trả lời quốc hội chất vấn về
Sinh viên trường đại học RMIT ở Sài Gòn. Ảnh minh họa, AFP
Sinh viên trường đại học RMIT ở Sài Gòn. Ảnh minh họa, AFP
vấn đề đại học tại chức, ông Nhân nói rằng nếu ngưng lại chương trình này là đập bể nồi cơm của nhiều trường đại học.
Việc xác nhận đại học tại chức là nồi cơm của các trường đại học do một người đầu ngành tuyên bố đã đánh động dư luận theo dõi kỷ hơn việc dạy và học của các nhà trường đã nhận ngân sách của nhà nước để đào tạo qua quýt và khó thể theo đúng những yêu cầu của một trường đại học chính quy.
Vì chăm chút cho nồi cơm của mình nên công tác giảng dạy chỉ là phụ, hơn nữa chỉ tập trung những học sinh không đủ ngăn lực thi tuyển. Bên cạnh đó một số lớn cán bộ, công nhân viên chưa từng qua đào tạo nào lại sách cặp vào ngồi chung với những sinh viên khác khiến không khí học tập càng thêm chênh lệch.
Vì chăm chút cho nồi cơm của mình nên công tác giảng dạy chỉ là phụ, hơn nữa chỉ tập trung những học sinh không đủ ngăn lực thi tuyển. Bên cạnh đó một số lớn cán bộ, công nhân viên chưa từng qua đào tạo nào lại sách cặp vào ngồi chung với những sinh viên khác khiến không khí học tập càng thêm chênh lệch. Người ta tự hỏi không biết cách học này sẽ giúp cho người theo học thu nhận những gì từ nhà trường?
Giáo sư Phạm Phụ cho biết kinh nghiệm của ông về việc này:
"Nhiều chương trình liên kết của trường đại học với một cơ sở dạy nghề ở một tỉnh nào đấy rồi mở ra gọi là tại chức. Các thầy giáo ở trung tâm đến dạy vội dạy vàng, thậm chí đi xe đò hay bay máy bay xuống dạy một môn, liên tục trong một tuần lễ cho nó xong 45 tiết gọi là có rồi bay về. Chất lượng tại chức trước hết là thấp. Nhìn chung bình quân mà nói thì nó thấp hơn chính quy là điều rõ ràng và đó là nguyên nhân để thành phố Đà Nẵng họ ra thông tin như vậy."
Trước quyết định từ chối sinh viên tốt nghiệp tại chức tìm việc làm trong cơ quan chính phủ của thành phố Đà Nẵng thì câu hỏi quan trọng được đặt ra ở đây, liệu có phạm luật khi đưa ra quyết định này hay không?
Trên tờ Tuổi Trẻ, ông Đặng Công Ngữ, giám đốc Sở Nội vụ TP Đà Nẵng, cho rằng mục đích của việc không chấp nhận sinh viên tại chức vào làm việc cho cơ quan nhà nước là hướng tới nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương.
Mục đích của việc không chấp nhận sinh viên tại chức vào làm việc cho cơ quan nhà nước là hướng tới nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ và đáp ứng nhu cầu phát triển địa phương.
Ô.Đặng Công Ngữ, GĐ SNV ĐN
Ông Ngữ khẳng định quyết định này là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thực tế về nguồn cán bộ hiện nay của TP. và quan trọng hơn hết ông cho rằng quyết định trên không vi phạm về luật theo các quy định hiện hành.
Nếu TP Đà Nẵng không phạm luật, vậy Bộ Giáo Dục và đào tạo có phải là nơi mà nhà nước cần truy cứu trách nhiệm hay không? Nhà văn Nguyên Ngọc nhận xét:
"Theo tôi cái gốc là quản lý giáo dục ở Việt Nam quá lôi thôi nên hệ thống đào tạo tại chức nó không thực chất. Phần lớn học và dạy qua quýt để có mảnh bằng. Ngoài hiện tượng này còn biết bao nhiêu hiện tượng
Một lớp học tại chức
Một lớp học tại chức. Source Đại học Quốc gia Hà Nội
khác nữa. Tại vì họ biết việc đào tạo tại chức rất lôi thôi cho nên họ không thể nhận vào trong đội ngũ cán bộ của họ.
Bộ giáo dục có cho phép họ hay không thì tôi nghĩ Bộ Giáo dục không có quyền gì cho phép nhận hay không nhận. Theo tôi, nói cho cùng ra thì việc này lỗi là lỗi của Bộ Giáo Dục vì anh tổ chức một hệ thống đào tạo mà không có gì đảm bảo về chất lượng cả, cho nên các nơi mà họ không nhận thì họ có cái lý của họ chứ. Họ không nhận những người họ không tin."
Trách nhiệm chính của Bộ Giáo dục và Đào Tạo là mỗi năm nhận một số ngân sách rất lớn để đào tạo sinh viên nhưng khi những sinh viên này ra trường thì lại không được phép thu nhận, mà cơ quan không thu nhận lại là một cơ quan nhà nước khác
Trách nhiệm chính của Bộ Giáo dục và Đào Tạo là mỗi năm nhận một số ngân sách rất lớn để đào tạo sinh viên nhưng khi những sinh viên này ra trường thì lại không được phép thu nhận, mà cơ quan không thu nhận lại là một cơ quan nhà nước khác.
Tiền thuế của người dân không thể dùng để nuôi một bộ phận quá lớn người học và dạy tại chức để sau đó không sinh viên nào sử dụng thứ sản phẩm quá kém này để chứng minh với người tuyển dụng được. Qua quyết định của thành phố Đà Nẵng, chính sách đắp vá trong chương trình đại học tại chức nay đã lộ ra mọi khuyết điểm và Bộ Giáo dục cần phải có câu trả lời thỏa đáng cho sự thật này.

Không có nhận xét nào: