Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Phú Trọng
Khong hinh tu do.svg
Xin hãy giúp Wiki bằng một
hình ảnh có bản quyền
Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ 26 tháng 6, 2006 – nay
Tiền nhiệm Nguyễn Văn An
Kế nhiệm đương nhiệm
Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam
Sinh 14 tháng 4, 1944 (66 tuổi)
xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội

Nguyễn Phú Trọng (1944-) là một chính khách Việt Nam. Ông giữ chức Chủ tịch Quốc hội Việt Nam từ ngày 26 tháng 6 năm 2006đến năm 2011 và hiện là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 19 tháng 01 năm 2011 đến nay.

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Tiểu sử

Ông sinh ngày 14 tháng 4 năm 1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Từ năm 1957 đến năm 1963, ông học trường cấp II rồi cấp III Nguyễn Gia Thiều đóng tại Gia Lâm, Hà Nội.

Năm 1963, ông học Khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (từ năm 1965 đến năm 1967, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái - nay là Thái Nguyên). Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn chương.

Năm 1967, ông trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông công tác tại tạp chí Học tập (tiền thân của tạp chí Cộng sản), một trong ba cơ quan tuyên truyền quan trọng và chuyên chính nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam (cùng với báo Nhân DânQuân Đội Nhân Dân).

Năm 1973, ông được cử đi học lớp nghiên cứu sinh về kinh tế chính trị tại Trường Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh).

Năm 1981, ông được cử sang Liên Xô làm thực tập sinh, học tập và bảo vệ luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Liên Xô (thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô).

Tháng 8 năm 1983, ông về nước, tiếp tục công tác ở Ban Xây dựng Đảng của tạp chí Cộng sản. Được đề bạt làm Phó trưởng ban (tháng 10 năm 1983), Trưởng ban (tháng 9 năm 1987), Uỷ viên Ban biên tập (tháng 3 năm 1989), Phó tổng biên tập (tháng 5 năm 1990) rồi Tổng biên tập tạp chí Cộng sản (tháng 8 năm 1991).

Năm 1992, ông được phong học hàm Phó giáo sư và 10 năm sau (2002) ông được phong học hàm Giáo sư.

Từ ngày 20 đến ngày 25 tháng 1 năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ của Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, ông cùng với 19 người khác được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII.

Tháng 8 năm 1996, ông làm Phó bí thư Thành uỷ Hà Nội, kiêm Trưởng Ban Đại học[1], phụ trách công tác tuyên giáo của Thành ủy.

Tháng 2 năm 1998, ông phụ trách công tác tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Hiệu phó trường KHXH và Nhân Văn.

Từ tháng 8 năm 1999 cho tới hết nhiệm kì của Đại hội VIII, ông tham gia Thường trực Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII; trực tiếp chỉ đạo việc biên soạn Văn kiện Đại hội IX của Đảng.

Tháng 1 năm 2000, ông làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Tháng 11 năm 2001, ông kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phụ trách công tác lý luận của Đảng. Từ đầu năm 2003, ông trực tiếp chỉ đạo công tác tổng kết 20 năm đổi mới, chuẩn bị và biên soạn văn kiện Đại hội X của Đảng.

Ông là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VII, VIII, IX; Uỷ viên Bộ Chính trị khoá VIII, IX và X; Đại biểu Quốc hội khoá XI.

Ngày 26 tháng 6 năm 2006, ông đảm nhận chức vụ Chủ tịch Quốc hội thay ông Nguyễn Văn An, xin từ nhiệm.

Trong bài phát biểu của mình trước khi Quốc hội bỏ phiếu bầu, ông Trọng thừa nhận "chưa hiểu biết nhiều về công tác lập pháp và hoạt động nói chung của Quốc hội".

Tại kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá XII, ông tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc hội.

[sửa] Người kế nhiệm

Cuối tháng 6 năm 2006, Bộ Chính trị đã phân công ông Phạm Quang Nghị, người vừa được Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ngày 28 tháng 6, làm Bí thư Thành ủy Hà Nội thay ông Nguyễn Phú Trọng.

Việc này đã được tiên liệu từ Đại hội Đảng hồi tháng 4 cùng năm. Khoảng một tháng trước việc bổ nhiệm trên, một vài tờ báo chính thức trong nước đã đưa tin ông Phạm Quang Nghị sẽ đảm nhiệm một chức danh tại Thành ủy Hà Nội. [cần dẫn nguồn]

[sửa] Chú thích

  1. ^ Trong 3 nhiệm kì Đảng bộ Thành phố Hà Nội gần đây nhất, người nắm chức danh Trưởng ban Đại học Thành ủy luôn được bầu vào Thường vụ Thành ủy. Trưởng ban Đại học đương nhiệm của Thành ủy là ông Nguyễn Đình Tân, nguyên Hiệu trưởng trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong

Không có nhận xét nào: