Thứ Hai, 31 tháng 1, 2011

Táo Giáo dục: Phát triển chưa từng thấy ?

Táo Giáo dục: Phát triển chưa từng thấy ?

Bản in ấn Email
Cỡ chữ
(Tamnhin.net) - Giáo dục năm nay có nhiều thành tựu quá, hệ thống các trường học mọc lên như nấm sau mưa. Một thành công chưa từng thấy trong lịch sử nền giáo dục nước nhà, dù kinh tế thế giới khủng hoảng nhưng người Việt Nam vẫn người người đi học, trường công, trường tư, trường ta trường Tây thật là “Phát triển nền kinh tế thị trường” nên “Phát triển nền giáo dục cũng theo hướng thị trường”!?

Xuất bản Bài đăng

Ngọc Hoàng;Táo Giáo dục: Năm qua lĩnh vực nhà ngươi cai quản như thế nào? Trình tấu lên ta xem

Táo Giáo dục: Dạ tâu Ngọc Hoàng! Năm qua Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có hệ thống đào tạo dày đặc nhất, số lượng các cơ sở đào tạo dày lên theo từng tháng, quý của năm. một tốc độ tăng trưởng về đào tạo có một không hai trong lịch sử.

Ngọc Hoàng:Thật vậy sao? Phát triển quá, mừng quá vui quá nhà ngươi hãy báo cáo thành tích cho ta xem để ta khen thưởng…. Ha ha thành công quá ….?

Táo Giáo dục: Dạ muôn tâu Ngọc Hoàng thần xin báo cáo ngành giáo dục của thần phụ trách năm nay phát triển lắm ạ kể từ cơ sở đào tạo” mầm non” đến hệ thống các trường đào tạo hệ phổ thông, hệ đào tạo chuyên nghiệp và bậc đào tạo đại học, sau đại học đều phát triển. Nhìn đâu cững thấy cơ sở đào tạo, trường đào tạo từ thôn, xóm, làng, bản, tổ dân phố, phường quận đâu đâu cũng thấy biển trưng tên nhà giữ trẻ, trường mầm non “Sơn Ca”, “Hoa Mai”, “Tài năng”, “Thần đồng”… nhiều lắm thần không kiểm soát nổi và cũng không đếm được.

Bắc Đẩu: Anh Táo Giáo dục “Lói” thế “lào” ấy chứ; Bao nhiêu trường ra đời một cách thoải mái như vậy mà tại sao ông bà. Cha mẹ, cô gì, chú bác của các cháu vẫn thức cả đêm để ghi tên đăng ký cho “tương lai của gia tộc” được đi học ở trường A, trường B trường C gì gì đó. Rồi lại còn cả chạy trường chạy điểm là sao?

Táo Giáo dục: Anh Bắc đẩu hôm nào rảnh tôi sẽ bố trí cho học một lớp “Tại chức ngữ pháp” miễn 50% học phí. Mà không phải chỉ có anh Băc đẩu đâu; Tâu Ngọc Hoàng, Thần thiển nghĩ, năm nay Ngọc Hoàng cấp thêm kinh phí cho ngành giáo dục để mở các lớp “Tại chức ngữ pháp” cho một số Táo và mở thêm khoa “tiếng Việt” cho các trường Đại học để cập nhật các loại ngôn ngữ đời mới như 9x, 10x và nx ( n từ 9 -00)

Muôn tâu Ngọc Hoàng; Xin Ngọc Hoàng giáng tội. Nhưng quả thật Thần mà biết được thì đã “báo cáo”. Theo thần có lẽ phải hỏi lại chính Ngọc Hoàng và Táo dân số vì Thần chỉ là người thực hiện các “Chỉ đạo” của Ngọc Hoàng về trường công, trường tư; Trường trong, trường ngoài. Theo thần được biết đến năm 2015 dân số Việt Nam là 100 triệu?

Ngọc Hoàng: Sao ngươi nói vậy?

Táo Giáo dục: Tâu Ngọc Hoàng; vì Thần cho mở trường như thế mà vẫn không đủ phục vụ thì phải thấy là tốc độ gia tăng dân số như thế nào.

Táo dân số: Táo Giáo dục đừng nói láo, anh thử ra các trường ở “Mù chai cẳng” xem có ai đi học mấy không?

Ngọc Hoàng: Táo dân số, lát nữa mới đến lượt ngươi.

Ngọc Hoàng: Ta thấy nhà ngươi báo cáo thành khẩn quá như vậy năm qua nhà ngươi đã đạt được thành tích gì không “

Táo Giáo dục : Dạ muôn tâu, nếu xét về góc độ thành tích thì chúng thần đạt và vượt chỉ tiêu lũy tiến đó ạ. Điển hình là bảng thành tích của tất cả các trường cơ sở đào tạo mà thần quản lý báo cáo tổng kết cuối năm hay cuối kỳ tỷ lệ học sinh đạt loại giỏi không dưới 70%, các trường đào tạo chuyên nghiệp tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường không dưới 90% con số thật khả quan học sinh,sinh viên đại đa số cứ vào được trường là ra được hết thưa Ngọc Hoàng thật đáng tự hào và đáng nể phải không a?

Năm qua, mặc dù điều kiện vật chất và tinh thần đều trăm bề thiếu thốn nhưng Thần cũng đã chỉ đạo cho ra đời một loạt trường Đại học, cao đẳng.. nâng cấp một loạt trường từ tiểu lên trung, từ trung lên đại, từ đại lên cực đại để mát mặt với thiên hạ là Hệ thống giáo dục đông nhất Đông dương.

Thần củng chỉ đạo một loạt các chương trình liên thông từ cao đẳng lên đại học, trung cấp lên đại học kể cả cao đẳng nghề, trung cấp nghề cũng lên luôn.

Nam Tào: Anh Táo Giáo dục này hay nhỉ, như em biết ngày xưa em học hết lớp 7 là đã đủ điều kiên xin đi hoc được trung cấp nghề. Nói như anh thì bây giờ chỉ cần hết lớp 7 là cũng vào đại học được à?

Táo Giáo dục: Bao giờ cho đến ngày xưa! Cần phải tạo mọi điều kiện cho con, em minh phát triển. Anh Nam tào qua “Bển” mà xem mấy tuổi đã vào đại học rồi đấy! Em còn dự định nâng cấp Nhà trẻ thành Vỡ lòng, Tiểu học thành trung học…!

Tâu Ngọc Hoàng: Thần đã nỗ lực cải cách đổi mới giáo dục đã đem lại một môi trường đào tạo tốt hơn, phong phú hơn chất lượng, và chất lượng cũng đẳng cấp quốc tế đấy ạ.

Bắc đẩu: Tâu Ngọc Hoàng; anh Táo Giáo dục lói náo. Vừa qua báo chí chả thông tin Trường đạị học quốc tế HB cơ sở vật chất không có gì, phải đi thuê phòng học khắp nơi; Giảng viên cơ hữu không đủ, không có giáo viên “Chạy sô” nên sinh viên phải nghỉ học lung tung. Còn cái trường Đại học gì ở Phan thiết đấy mượn cả nhà hàng làm văn phòng, phòng học.

Muôn tâu Ngọc Hoàng, vừa qua có một số tổ chức đánh giá có đến 75% cử nhân tốt nghiệp ra tường phải đào tạo lại, ở miền Nam thì không nhận sinh viên tốt nghiệp từ đại học TG; Miền trung thì không tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp tại chức; Ở …Có những trường thi 3 môn được 3 điểm cũng đỗ, do thiếu học sinh còn làm đủ mọi chiêu vơ vét sinh viên của nhau

Ngọc Hoàng: Thôi, thôi! Táo Giáo dục Thế ngươi không quản lý chất lượng sao?

Táo Giáo dục: Tâu Ngọc Hoàng; Thần đã, đang và sẽ quản lý. Tuy nhiên do tốc độ phát triển vượt bậc vừa qua thì thần chưa kiểm soát được hết, Kính mong Ngọc Hoàng xá tội. Nhưng Ngọc Hoàng cũng thấy là Thần làm như vậy thì tốc độ hóa “trình” Đại học con em mình làm cho thiên hạ lác mắt.

Mọi người có cần quan tâm đến con em học như thế nào đâu miễn là vào trường đại học là được. Thần cho nâng cấp một loạt các trường đại học quốc tế là cũng để đỡ chảy máu ngoại tệ, thứ hai là đỡ đau quốc thể vì vừa qua bao nhiêu con em xuất ngoại du học, nhưng người học thực sự thì ít mà nhảy ra ngoài làm thêm, ăn chơi thì nhiều.

Một thành tích đáng nể nữa của chúng thần là nhìn đâu cũng thấy đào tạo và học tập; Học sinh lớp nào cũng được học thêm. Học ngoại khóa học ngoài giờ con số thống kê giờ học của các cháu theo độ tuổi có lẽ đứng nhất nhì thế giới đấy ạ như vậy lượng kiến thức được thế hệ tương lai của chúng thần tiếp cận sẽ không biết đâu mà tính văn minh lắm và cũng tiến bộ lắm lắm….

Ngọc Hoàng: Táo giáo dục. Ngươi đã thực hiện phát triển số lượng, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến của thế giới, lại lo lắng cho đất nước trong bối cảnh thế giới đang có bão khủng hoảng kinh tế khá đáng khen, cần phải phát triển chất lượng hơn nữa. Ta thấy chất lượng như thế cững chưa ổn. Ngươi cần phải làm thế nào cho bằng cấp của ta được quốc tế xếp hạng thì con em ta mới được trọng dụng ở nước ngoài chứ không chỉ ở trong nước.

Táo Giáo dục: Muôn tâu Ngọc Hoàng! Việc này không quá phức tạp. Thời kỳ này dưới hạ giới chúng thần gọi là thời đại “bùng nổ” bằng cấp cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ ngay cả Giáo sư, phó giáo sư cũng nhiều như nấm sau mưa, Thần tự hào lắm nhưng cũng thấy chạnh lòng khi nhìn ra thế giới họ không coi bằng cấp của chúng thần là gì cả, nếu họ sang ta dùng nhân lực của ta thì họ đào tạo lại, còn người của ta bằng này bằng kia sang họ học tập và làm việc họ cũng yêu cầu học lại theo chương trình của họ thế có giận không “chẳng ai chịu công nhận ta cả”. Chính vì lẽ đó nên các cơ sở đào tạo của chúng thần đã tìm hướng liên doanh liên kết với các trường Tây, trường Âu, Á,Úc Ấn … Để mong được cái gọi là bằng cấp và chất lượng quốc tế …Nhưng mà

Ngọc Hoàng: Thôi ta hiểu rồi, Bằng quốc tế mà vẫn chất lượng Việt phải không?

Năm 2010, có thể nói là năm kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nền giáo dục cũng gặp quá nhiều khó khăn cán cân đào tạo gần như chạy dài trên một mặt phẳng không có định hướng mới chất lượng kém do vậy nguồn nhân lực để phục vụ cho việc phục hồi nền kinh tế có thể nói vừa thừa lại vừa thiếu thần buồn lắm. Ta biết có tới 80 % sinh viên ra trừơng không có việc làm đúng định hướng, các doanh nghiệp thì tìm mãi không ra các nhân lực có đủ tài, đủ tâm và đủ đức độ nghề nghiệp để sử dụng theo nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tai nạn nghề nghiệp xảy ra thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực vì nhân lực thiếu kinh nghiệm và năng lực…

Yếu kém nữa các ngươi bảo thủ, đặt nặng thành tích, chú trọng bằng cấp mà không quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực: Ví dụ từ khâu đào tạo đến khâu tuyển dụng nhân lực ngành nào cũng vậy chỉ cần có bằng rồi sẽ có chỗ đứng khi có chỗ đứng rồi thì chỉ cần quan hệ để vươn lên học tiếp, học thật, học giả rồi có bằng cấp cao hơn sẽ có chỗ đứng cao hơn cứ thế diễn ra theo chu kỳ theo vân mệnh rồi theo “cơ hội” chứ không theo chất lượng nghề nghiệp và chất lượng công việc, rồi mới đến chất lượng của cuộc sống?

Các ngươi cần phải nhìn nhận lại và thay đổi thì mới mong phát triển!

Táo giáo dục: Muôn tâu Ngọc Hoàng! Ngọc Hoàng anh minh, chúng thần cũng đang cố gắng tìm cách nâng cao chất lượng và kìm hãm sự gia tăng của lạm phát bằng cấp. Năm 2011, chúng thần xin Ngọc Hoàng một lượng vừa đủ không lãi suất để tái cơ cấu lại các cơ sở và chương trình đào tạo…

Ngọc Hoàng: Một lượng vừa đủ là bao nhiêu?

Táo Giáo dục: Dạ, Thần không dám xin nhiều, chỉ tương đương với mức đổ nợ của một đơn vị của anh Táo kinh tế đây thôi ạ.

Ngọc Hoàng:Thôi được ngươi cứ để bản tấu đây ta xem xét.

Táo Giáo dục : Tạ ơn Ngọc Hoàng: Ngọc Hoàng Vạn tuế.. vạn tuế vạn vạn tuế.

Mai Huy (thực hiện)

Kỳ sau: Táo tiền vàng dâng sở.

Không có nhận xét nào: