Lập cầu không vận đưa lao động về nước
Tính đến 1/3 khoảng 5.000 lao động Việt Nam tại Libya đã di chuyển sang các nước gần kề như Ai Cập, Malta, Thổ Nhĩ, Hy Lạp.
Cả thảy Việt Nam có trên 10.000 lao động tại Libya.
Đông nhất là Thổ Nhĩ Kỳ và Malta, mỗi quốc gia có trên 1000 lao động VN.
Sau đến Ai Cập và Hy Lạp, mỗi nước khoảng 750 người.
Đảo Síp có 53 người.
Hiện còn nhiều trăm người đang ở biên giới giữa Libya và Ai Cập để chờ nhập cảnh.
Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội Việt Nam kêu gọi lao động Việt Nam tại Libya “bằng mọi cách” thoát sang các nước láng giềng.
Bộ Ngoại giao Việt Nam nói họ đã gửi công hàm tới các nước láng giềng của Libya, qua đường đại sứ quán tại Hà Nội, yêu cầu tiếp nhận hoặc cho phép lao động Việt Nam lên các phương tiện vận tải của những nước này, rời Libya.
Việt Nam đã điều hai chuyến bay tới các nước xung quanh Libya để đưa lao động về nước.
Bộ trưởng Bộ Lao Động và Thương Binh Xã hội, Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, không loại trừ Việt Nam thuê bao máy bay của nước khác để đưa lao động về nước một cách sớm sủa, nếu có đông người tập trung tại một địa điểm nào đó.
Điều máy bay
Việt Nam cũng quyết định điều 5 đoàn công tác ra nước ngoài để giúp đẩy nhanh tiến trình di tản lao động từ Libya.
Một thứ trưởng ngoại giao cầm đầu phái bộ điều phối đặt tại Tunisia, với nhiệm vụ giải quyết sớm các tình huống phát sinh trong quá trình đưa lao động VN về ước.
Bốn đoàn cán bộ khác có mặt ở các nước xung quanh Libya để hỗ trợ việc đưa lao động VN về nước. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nói về nhiệm vụ của đoàn công tác.
"Chúng tôi vừa cử một nhóm sang Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp cùng sứ quán, vì lao động VN đã đến đây bằng đường biển, tính ra có trên 1000 người, để cấp giấy thông hành, tổ chức lo ăn ở cho lao động. Sau đó xác định số lượng cần đưa về nước, khi ấy chúng tôi sẽ điều máy bay sang."
Cho đến nay đã có 957 lao động Việt Nam về nước an toàn.
Những người về đến Nội Bài được Bộ Lao Động trợ cấp 1 triệu đồng, cộng thêm chi phí ăn ở, trước khi về với gia đình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét