Chống tham nhũng: Muốn “sắt” thì phải “sạch”
14/01/2011 14:35(VTC News) – “Trong gần 5 năm (từ năm 2006 đến năm 2010), đã khởi tố 1.613 vụ án tham nhũng với 3.284 bị can; 8 vụ án trọng điểm được chỉ đạo xử lý nghiêm… nhưng bên cạnh đó, công tác thực hiện xử lý những vụ án tham nhũng còn hạn chế, yếu kém, hiện tượng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội” vẫn còn tồn tại. Đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn”.
Đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) đã đánh giá trong phát biểu tham luận tại Đại hội XI sáng 14/1.
Ông Chiến cho rằng, với tinh thần đánh giá nghiêm túc và thẳng thắn, có thể thấy rằng, công tác PCTN trong nhiệm kỳ qua vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém: Việc thực hiện các quy định cụ thể về PCTN ở nhiều nơi chưa nghiêm túc, thiếu sáng tạo; tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong PCTN còn yếu. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật, hiện tượng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội” chưa được quan tâm chỉ đạo làm rõ.
Đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường trực - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng (PCTN) đã đánh giá trong phát biểu tham luận tại Đại hội XI sáng 14/1.
Ông Chiến cho rằng, với tinh thần đánh giá nghiêm túc và thẳng thắn, có thể thấy rằng, công tác PCTN trong nhiệm kỳ qua vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém: Việc thực hiện các quy định cụ thể về PCTN ở nhiều nơi chưa nghiêm túc, thiếu sáng tạo; tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong PCTN còn yếu. Một số vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm, kéo dài, gây tâm lý hoài nghi trong nhân dân về tính nghiêm minh của pháp luật, hiện tượng “chạy chức”, “chạy quyền”, “chạy tội” chưa được quan tâm chỉ đạo làm rõ.
Ông Vũ Tiến Chiến trình bày tham luận tại Đại hội (ảnh: TTXVN) |
“Một trong những lý do là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước về PCTN chưa thực sự trở thành hành động tự giác của tất cả các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Năng lực và sức chiến đấu của một số cấp ủy và tổ chức đảng còn yếu kém; vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu ở một số cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được phát huy ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của công tác PCTN. Công tác đấu tranh tự phê bình và phê bình trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa thường xuyên, chưa đủ mạnh để tự phát hiện các hành vi tham nhũng” – Ông Chiến nhấn mạnh.
Theo ông Chiến, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên phạm vi rộng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn. Những biểu hiện là “giàu nhanh”, “lên chức nhanh” do tiêu cực, tham nhũng, dùng tiền để “chạy chức”, “chạy quyền” đang khiến hệ thống bộ máy quản lý nhà nước trở nên mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến dư luận trong Đảng, chính quyền và nhân dân. Do vậy phải làm rõ, lên án và nghiêm trị.
Ông Chiến đề nghị Đại hội Đảng XI, cần phải kiên quyết ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính; củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Và cần phải có chế tài để xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu, người có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả các chủ trương, chính sách và giải pháp PCTN; nói phải đi đôi với làm, hành động mang tính quyết định.
Kiến nghị một số giải pháp cho Đại hội, ông Chiến cho rằng: “Các cấp ủy đảng và người đứng đầu phải thực sự coi công tác PCTN là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, lựa chọn, bố trí những cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức làm công tác PCTN; đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình; biểu dương, khen thưởng và nhân rộng kịp thời những tấm gương liêm chính, dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng.
Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức; thực hiện chính sách tiền lương hợp lý trong một số lĩnh vực đặc thù, nghiên cứu, quy định việc cán bộ, công chức cơ bản thanh toán tiền qua tài khoản thay thế hình thức thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay. Nghiên cứu, phân định rõ các hình thức dịch vụ công, dịch vụ tư trong các dịch vụ y tế, giáo dục và một số loại dịch vụ khác nhằm ngăn ngừa tham nhũng trong các dịch vụ này.
Nghiên cứu để có quy định về việc tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo nặc danh hoặc giấu tên về tham nhũng; việc công chức phải giải trình nguồn gốc tài sản khi có yêu cầu và biện pháp xử lý những hành vi làm giàu bất chính. Nghiên cứu, sửa đổi pháp luật theo hướng tăng hình thức phạt tiền, miễn trách nhiệm hình sự, hoặc giảm hình phạt đối với những đối tượng có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả.
Nghiên cứu quy định về việc công khai kết quả kê khai tài sản một số chức danh chủ chốt trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập. Sớm xây dựng, ban hành Luật về quyền được thông tin của người dân. Sớm thực hiện đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp để phục vụ công tác điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Khẩn trương nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để phát hiện hành vi tham nhũng.
“Quyết tâm chống tham nhũng là hành động nhất quán của hầu hết các quốc gia, tùy theo đặc thù của mỗi nước mà có các giải pháp phù hợp. Có nước coi trọng việc xử lý hành vi tham nhũng để tạo sự răn đe cho rằng, chống tham nhũng phải dùng "bàn tay sắt”, nhưng muốn “sắt” thì phải “sạch”, có “sạch” mới “sắt” được; có nước nhấn mạnh về giải pháp kỹ thuật cho rằng, chống tham nhũng không thể chỉ trông chờ vào tính tự giác của con người; có nước đề cao giải pháp giáo dục về phẩm chất đạo đức, tạo dư luận xã hội vinh danh những tấm giương liêm chính, xỉ nhục hành vi tham nhũng, coi con người là yếu tố quyết định.” – Ông Chiến nhấn mạnh.
Cũng trong sáng nay Đại hội đã nghe 10 đại biểu đóng góp ý kiến vào các Văn kiện Đại hội XI.
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, UV BCH Trung ương, Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN phát biểu tham luận về Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH. Tham luận của đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh; Tham luận của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Tham luận của đồng chí Võ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Phụ trách khối Doanh nghiệp Trung ương.
Theo ông Chiến, hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra trên phạm vi rộng ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội; đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn. Những biểu hiện là “giàu nhanh”, “lên chức nhanh” do tiêu cực, tham nhũng, dùng tiền để “chạy chức”, “chạy quyền” đang khiến hệ thống bộ máy quản lý nhà nước trở nên mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến dư luận trong Đảng, chính quyền và nhân dân. Do vậy phải làm rõ, lên án và nghiêm trị.
Ông Chiến đề nghị Đại hội Đảng XI, cần phải kiên quyết ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính; củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Và cần phải có chế tài để xử lý nghiêm những cơ quan, tổ chức, đơn vị và người đứng đầu, người có thẩm quyền không thực hiện hoặc thực hiện kém hiệu quả các chủ trương, chính sách và giải pháp PCTN; nói phải đi đôi với làm, hành động mang tính quyết định.
Kiến nghị một số giải pháp cho Đại hội, ông Chiến cho rằng: “Các cấp ủy đảng và người đứng đầu phải thực sự coi công tác PCTN là một trọng tâm công tác lớn của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, lựa chọn, bố trí những cán bộ có năng lực, bản lĩnh và phẩm chất đạo đức làm công tác PCTN; đẩy mạnh đấu tranh tự phê bình và phê bình; biểu dương, khen thưởng và nhân rộng kịp thời những tấm gương liêm chính, dũng cảm tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng.
Cải cách cơ bản chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo đảm đời sống cho cán bộ, công chức; thực hiện chính sách tiền lương hợp lý trong một số lĩnh vực đặc thù, nghiên cứu, quy định việc cán bộ, công chức cơ bản thanh toán tiền qua tài khoản thay thế hình thức thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay. Nghiên cứu, phân định rõ các hình thức dịch vụ công, dịch vụ tư trong các dịch vụ y tế, giáo dục và một số loại dịch vụ khác nhằm ngăn ngừa tham nhũng trong các dịch vụ này.
Nghiên cứu để có quy định về việc tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo nặc danh hoặc giấu tên về tham nhũng; việc công chức phải giải trình nguồn gốc tài sản khi có yêu cầu và biện pháp xử lý những hành vi làm giàu bất chính. Nghiên cứu, sửa đổi pháp luật theo hướng tăng hình thức phạt tiền, miễn trách nhiệm hình sự, hoặc giảm hình phạt đối với những đối tượng có hành vi tham nhũng nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả.
Nghiên cứu quy định về việc công khai kết quả kê khai tài sản một số chức danh chủ chốt trong diện phải kê khai tài sản, thu nhập. Sớm xây dựng, ban hành Luật về quyền được thông tin của người dân. Sớm thực hiện đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp để phục vụ công tác điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng. Khẩn trương nghiên cứu việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cần thiết để phát hiện hành vi tham nhũng.
“Quyết tâm chống tham nhũng là hành động nhất quán của hầu hết các quốc gia, tùy theo đặc thù của mỗi nước mà có các giải pháp phù hợp. Có nước coi trọng việc xử lý hành vi tham nhũng để tạo sự răn đe cho rằng, chống tham nhũng phải dùng "bàn tay sắt”, nhưng muốn “sắt” thì phải “sạch”, có “sạch” mới “sắt” được; có nước nhấn mạnh về giải pháp kỹ thuật cho rằng, chống tham nhũng không thể chỉ trông chờ vào tính tự giác của con người; có nước đề cao giải pháp giáo dục về phẩm chất đạo đức, tạo dư luận xã hội vinh danh những tấm giương liêm chính, xỉ nhục hành vi tham nhũng, coi con người là yếu tố quyết định.” – Ông Chiến nhấn mạnh.
Cũng trong sáng nay Đại hội đã nghe 10 đại biểu đóng góp ý kiến vào các Văn kiện Đại hội XI.
Đồng chí Đặng Ngọc Tùng, UV BCH Trung ương, Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN phát biểu tham luận về Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH. Tham luận của đồng chí Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Học viện Chính trị Hành chính Quốc Gia Hồ Chí Minh; Tham luận của đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Tham luận của đồng chí Võ Đức Huy, Ủy viên Trung ương Đảng, Phụ trách khối Doanh nghiệp Trung ương.
Phiên thảo luận tại hội trường của Đại hội Đảng XI sáng 14/1 do đồng chí Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước điều hành. (Ảnh Quang Tùng) |
Đồng chí Lê Phước Thanh, Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam với tham luận “Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh”; Đồng chí Trịnh Long Biên, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã có bài phát biểu về "Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát – Giải pháp quan trọng góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh".
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã trình bày tham luận “Thực hiện bình đẳng giới, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”; Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, đại diện Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có bài phát biểu tham luận về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch đi đôi với gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.”…
Chiều 14/1, Đại hội tiếp tục thảo luận tại hội trường đóng góp ý kiến vào các Văn kiện Đại hội XI.
Quang Tùng
Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã trình bày tham luận “Thực hiện bình đẳng giới, phụ nữ Việt Nam tích cực tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước”; Đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Bí thư Tỉnh ủy, đại diện Đoàn đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có bài phát biểu tham luận về “Đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch đi đôi với gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.”…
Chiều 14/1, Đại hội tiếp tục thảo luận tại hội trường đóng góp ý kiến vào các Văn kiện Đại hội XI.
Quang Tùng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét